Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Nguyễn Hà Đông lọt top '30 under 30' của Forbes Việt Nam

Nguyễn Hà Đông lọt top '30 under 30' của Forbes Việt Nam

Nguyễn Hà Đông - Cha đẻ của game nổi tiếng "Flappy Bird'' là một trong 30 người có mặt trong danh sách "30 under 30'' do tạp chí Forbes Việt Nam lựa chọn.


Tải Flappy Bird cho PC


Nguyễn Hà Đông


Hôm nay, (2/2) Forbes Việt Nam công bố danh sách “30 Under 30”, danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.


30 Under 30” là danh sách những ngôi sao đang lên của thế hệ lãnh đạo tương lai trong các lĩnh vực được Forbes Mỹ thực hiện lần đầu tại Mỹ cách đây 4 năm. Đây là lần đầu tiên Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này.


Trong danh sách này có những gương mặt đã được biết đến rộng rãi trong công chúng, đặc biệt là giới trẻ, như Nguyễn Hà Đông (thiết kế trò chơi), Huỳnh Trấn Thành (giải trí), Trần Đức Việt – JVevermind (truyền thông xã hội), hay Lê Quang Liêm (cờ vua). Nhưng cũng có những tên tuổi chưa được biết đến nhiều trong công chúng nhưng được đánh giá cao trong ngành nhờ thành tựu ban đầu trong lĩnh vực riêng của họ, như Thi Anh Đào (tiếp thị điện tử), hay Lương Duy Hoài (thương mại điện tử).


Các gương mặt lọt vào danh sách “30 Under 30” 2015 của Forbes Việt Nam thuộc thế hệ sinh từ năm 1985 trở đi, là những ngôi sao đang lên trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, khởi nghiệp, truyền thông đến văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao…


Danh sách “30 under 30” của Việt Nam được thực hiện dựa trên phương pháp tham khảo của Forbes: Forbes Việt Nam nhận các thông tin đề cử từ công chúng, trong khi đội ngũ phóng viên Forbes Việt Nam rà soát gương mặt trẻ nổi bật dưới 30 tuổi và lập hồ sơ thông tin về họ. Sau đó, Forbes Việt Nam làm việc cùng hội đồng giám khảo bao gồm các chuyên gia và doanh nhân có uy tín trong các lĩnh vực để cùng đánh giá và lựa chọn 30 gương mặt nổi bật nhất vào danh sách “30 under 30.”


Những gương mặt trong danh sách 30 under 30 Việt Nam năm 2015 (đây không phải là bảng xếp hạng thứ tự từ 1-30):


Lĩnh vực kinh doanh, tài chính, quản trị:



  • Đinh Nhật Nam: Sáng lập kiêm giám đốc marketing chuỗi cà phê Urban Station

  • Nguyễn Trung Tín: Tổng giám đốc tập đoàn Trung Thủy

  • Edward Thái: Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Vietnam Accelerator Fund (VAF)

  • Thi Anh Đào: Giám đốc điều hành Emerald

  • Tạ Minh Tuấn: Chủ tịch sáng lập Help International

  • Mai Trường Giang: Sáng lập &CEO công ty cổ phần Khuông Việt


Lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ, game, thương mại điện tử, giáo dục, nghiên cứu khoa học:



  • Nguyễn Hà Đông: Nhà lập trình game, dotGEARS

  • Lương Duy Hoài: Đồng sáng lập, giám đốc điều hành công ty cổ phần đầu tư thương mại và chuyển phát nhanh F1

  • Tạ Sơn Tùng: Đồng sáng lập, CEO Rikkeisoft

  • Lê Hoàng Uyên Vy: CEO công ty cổ phần Thương mại Chọn

  • Ngô Thùy Ngọc Tú: Đồng sáng lập, giám đốc phát triển và sáng tạo Yola

  • Trương Thanh Thủy: Sáng lập, CEO Tappy PTE. LTD

  • Phạm Lê Nguyên: Đồng sáng lập & CEO 5Desire

  • Nguyễn Hữu Cát Thư: Sáng lập, CEO Mindstep

  • Lê Hùng Việt Bảo: Nhà nghiên cứu toán học, chuyên ngành Lý thuyết số, ĐH Chicago


Lĩnh vực giải trí, âm nhạc, nghệ thuật, thời trang, thể thao, truyền thông, hoạt động xã hội:



  • Phạm Toàn Thắng: Nhạc sĩ, ca sĩ

  • Hàng Lâm Trang Anh (Suboi): Nhạc sĩ, ca sĩ

  • Hoàng Thùy: Người mẫu thời trang

  • Nguyễn Ngọc Hưng: Giám đốc điều hành NVU; sáng lập Thích Ăn Phở

  • Trịnh Mai Trang (Trang Trịnh): Nghệ sĩ piano, nhà giáo dục âm nhạc

  • Nguyễn Thanh Hải (Maika Elan): Nhiếp ảnh gia

  • Nguyễn Phi Phi Anh (PPAN): Đạo diễn

  • Trần Quang Đức: Nhà nghiên cứu Hán nôm

  • Trần Đức Việt (Jvevermind ): Vlogger

  • Lê Quang Liêm: Nhà vô địch thế giới môn cờ chớp 2013

  • Nguyễn Thị Ánh Viên: Vận động viên bơi lội

  • Trần Khởi My: Ca sĩ, MC

  • Huỳnh Trấn Thành: Nghệ sĩ giải trí

  • Trần Phương My: Nhà thiết kế thời trang

  • Hoàng Đức Minh: Giám đốc tổ chức Hành động vì tương lai (Action4Future)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: