Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Tại sao điện thoại xách tay không bảo hành nguồn và màn hình?

Tại sao điện thoại xách tay không bảo hành nguồn và màn hình?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc "tại sao các cửa hàng điện thoại thông minh xách tay thường không bảo hành nguồn và màn hình? Dưới đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề này.


Điện thoại xách tay sẽ không được bảo hành nguồn và màn hình

Điện thoại xách tay sẽ không được bảo hành nguồn và màn hình. Ảnh: Internet.


Thị trường điện thoại xách tay tại Việt Nam đang hoạt động một cách vô cùng hiệu quả, thậm chí số lượng hàng hóa còn nhiều hơn so với các sản phẩm chính hãng. Bởi vậy, người tiêu dùng trong nước đang có rất nhiều sự lựa chọn đi kèm với giá thành vô cùng hợp lí. Có thể nói, người tiêu dùng đang thực sự hưởng lợi từ thị trường xách tay.


Bên cạnh đó, các thương gia cũng nhanh chóng đưa ra các tiêu chí, chính sách dành riêng cho khách hàng của mình nhằm kích cầu và thu hút người tiêu dùng. Trong đó bao gồm cả những tiêu chuẩn bảo hành dài hạn giống như điện thoại chính hãng giúp người dùng an tâm. Nhưng, trên thực tế, nếu bạn quá quen thuộc với việc mua smartphone xách tay sẽ nhận thấy hầu hết các cửa hàng đều không nhận bảo hành nguồn và màn hình cho các sản phẩm này. Tại sao lại như vậy?


Theo chính sách tiêu chuẩn của các hãng điện thoại, ngoài các bộ phận tiêu hao như pin hoặc các lớp phủ bảo vệ được thiết kế sẽ bị hao mòn dần theo thời gian, còn lại sẽ được bảo hành toàn bộ. Như vậy nguồn và màn hình sẽ được bảo hành nếu gặp lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng. Thế nhưng, ở thị trường xách tay, hai thành phần này được coi là "nhạy cảm" và các thương gia sẽ không áp dụng bảo hành bởi hai lí do chính sau đây.


Điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất ở các dòng sản phẩm xách tay. Các mẫu smartphone này thường có giá thành rẻ hơn từ 1 đến 2 triệu đồng so với hàng chính hãng và đây cũng là một nguyên nhân mà các thương gia không bảo hành thêm nguồn và màn hình (2 thành phần thay thế với giá khá cao, còn về phía hãng, có sẵn nguồn linh kiện để cung ứng). Các cửa hàng cũng đã cung cấp thêm các gói bảo hành vàng, bạc v.v.v... nhằm tăng độ tin cậy cho khách hàng, đồng thời, lấy khoản chi phí may rủi đó đầu tư cho việc nhập thêm linh kiện thay thế.


Sử dụng sạc lô là một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏng nguồn hay loạn cảm ứng màn hình

Sử dụng sạc lô là một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏng nguồn hay loạn cảm ứng màn hình. Ảnh: Internet.


Thứ hai, đó là do việc khó xác định được ai là người có lỗi mỗi khi xảy ra những sự cố liên quan đến nguồn và màn hình. Ngoài ra, phần lớn các mẫu điện thoại xách tay trên thị trường được nhập về dưới dạng hàng cũ, máy trần, không hộp, không phụ kiện nhằm giảm tối đa chi phí. Khi về tới cửa hàng, các sản phẩm sẽ được bán kèm sạc, cáp chưa đủ tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng hỏng nguồn, loạn cảm ứng. Bên cạnh đó, do thói quen của người dùng cũng như trong nhà có chập cháy điện dẫn đến những hậu quả nặng nề cho thiết bị.


Anh N. quản lí cửa hàng lớn tại Xã Đàn, Hà Nội cho hay: "Việc xác định lỗi nguồn hay màn hình cảm ứng khá phức tạp và nhạy cảm, thông thường sẽ không được bảo hành ngoại trừ hàng mới chưa qua sử dụng. Các lỗi khác như va đập. Việc người dùng sử dụng sạc lô hay các nguyên nhân khách quan sẽ dẫn đến việc cháy chập nguồn và làm hưu hỏng thiết bị. Nếu cửa hàng chấp nhận bảo hành cả hai chi tiết trên, khi xảy ra sẽ không có lãi. Bởi vậy, mình khuyên khách hàng nên mua thêm gói bảo hành vàng (bao gồm nguồn và màn hình) để yên tâm hơn."


Trên đây là hai lí do chính dẫn đến việc không chấp nhận bảo hành nguồn và màn hình đối với mặt hàng xách tay. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan như chất lượng nguồn hàng, tỉ lệ lỗi cao, giá thành cũng dẫn đến các chính sách có phần khắt khe của các thương gia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: