Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Vì sao chúng ta thường bỏ qua cảnh báo bảo mật của trình duyệt?

Vì sao chúng ta thường bỏ qua cảnh báo bảo mật của trình duyệt?

Một trong những điều khiến nhiều người dùng cảm thấy khó chịu khi lướt web là các cảnh báo bảo mật, hiện ra với các trang web có những lỗi về bảo mật. Rất nhiều người coi đây là một sự phiền phức, và thường bấm nút để bỏ qua các cảnh báo này.


Tải Chrome cho Windows


Tải Chrome cho iOS


Tải Chrome cho Android


Việc bỏ qua cảnh báo đã diễn ra thường xuyên đến nỗi mới đây Google phải thiết kế lại cảnh báo bảo mật trên trình duyệt Chrome, để cho người dùng phải chú ý hơn. Theo một thống kê gần đây của hãng, chưa tới một phần tư số người dùng thực hiện các biện pháp theo gợi ý mỗi khi Chrome đưa ra cảnh báo về chứng chỉ bảo mật.


Cảnh báo bảo mật của trình duyệt

Cảnh báo bảo mật của trình duyệt thường bị bỏ qua; nhiều người còn coi đó là một sự phiền phức khi lướt web


Một ví dụ khác rất phổ biến hiện nay là quá trình cài đặt các ứng dụng trên điện thoại di động. Nếu cài đặt ứng dụng từ những kho uy tín như Play Store, bạn sẽ luôn nhận được cảnh báo về các quyền mà ứng dụng yêu cầu, như quyền truy cập tin nhắn, quyền sử dụng camera… Thế nhưng rất nhiều người vẫn thường bấm ok ngay lập tức mà không hề đọc lại các quyền đó, dẫn tới tình trạng nhiều điện thoại nhiễm mã độc từ phần mềm do chính người sử dụng tự tay cài đặt vào.


Theo Lujo Bauer, một nhà nghiên cứu về bảo mật tại đại học Carnegie Mellon, các cảnh báo được thiết kế quá khó hiểu đối với người sử dụng. Nội dung cảnh báo bao gồm một thuật ngữ kỹ thuật (như "chứng chỉ SSL của website đã hết hạn"), thay vì mô tả rõ ràng hơn những hệ lụy có thể diễn ra nếu người dùng tiếp tục truy cập trang web như "nếu truy cập, bạn có thể bị nhiễm mã độc dẫn tới mất tài khoản ngân hàng"...


Khi người dùng đang có mục đích sử dụng khác mà cảnh báo lại hiện ra, họ càng muốn nhanh chóng bỏ qua các cảnh báo. Nếu làm theo các hướng dẫn của trình duyệt, họ có thể giảm bớt nguy cơ bị đánh cắp thông tin, nhưng sẽ mất thêm thời gian để làm điều họ đang muốn ngay lập tức (như truy cập trang web).


Những xu hướng trên khiến cho những nhà sản xuất, bao gồm cả Google, tìm tới hướng thiết kế khác cho cảnh báo. Nội dung cảnh báo mới của Chrome đã được cải tiến, nhấn mạnh nút "quay về" bằng màu xanh, và nguy cơ cũng được giải thích ngắn gọn. Để tiếp tục truy cập, bạn sẽ phải nhấn chuột thêm vài lần (vào nút Advanced), phiền phức hơn. Đối với cảnh báo bảo mật SSL của Firefox, bạn còn phải nhấn tới bốn lần mới có thể truy cập tiếp.


Cảnh báo kiểu mới của Chrome

Cảnh báo kiểu mới của Chrome giúp tỉ lệ phản hồi tăng lên, nhưng vẫn còn rất nhiều người bỏ qua loại cảnh báo này


Thiết kế mới đã giúp người dùng chú ý hơn tới các cảnh báo, và tỉ lệ phản hồi tăng từ 37% lên tới 62%. Tuy nhiên như vậy vẫn còn tới gần 40% số người dùng không quan tâm tới loại cảnh báo mới. Phải chăng chúng ta thực sự có một vấn đề tâm lý nào đó?


Có lẽ là như vậy. Phó giáo sư Anthony Vance của đại học Brigham Young cho rằng bộ não chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết cảnh báo khi chúng hiện ra lần đầu tiên, nhưng có xu hướng dần bỏ qua chúng ở những lần sau. Nhóm nghiên cứu của ông đã thử nghiệm với 40 loại thông báo, từ cảnh báo virus tới cập nhật phần mềm, và nhận thấy rằng từ lần thứ hai nhìn thấy, phần xử lý hình ảnh của bộ não đã ngừng phân tích cảnh báo.


Điều tương tự cũng xảy ra với trường hợp bạn bước vào một căn phòng. Lần đầu tiên bước vào căn phòng xa lạ, bạn có thể để ý và ghi nhớ những chi tiết trên bức tường, nhưng những lần tiếp theo bạn sẽ bỏ qua bức tường và tập trung phân tích những điểm khác. Bức tường vô hại và không thay đổi, nhưng các cảnh báo và nguy cơ bảo mật thì luôn thay đổi, và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng.


Từ nghiên cứu này, Vance đề xuất các loại cảnh báo nên thường xuyên thay đổi về mặt hình ảnh, để người dùng chú ý hơn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất còn một phương pháp khác: đảm bảo phần mềm sẽ làm luôn chức năng quyết định của người dùng.


Theo Sigbørn Vik, thuộc nhóm bảo mật của Opera, nhà sản xuất có thể tạo thói quen cho người dùng luôn thấy một biểu tượng an toàn, như thế mỗi khi một trang web không an toàn xuất hiện người dùng sẽ nhận ra ngay. Thậm chí với các nhà sản xuất trình diệt virus, phần mềm có thể xử lý luôn các nguy cơ mà người dùng không cần hay biết, ví dụ như tạo "danh sách đen" và xử ngay lập tức các phần mềm trong danh sách này, và chỉ hỏi ý kiến người dùng khi phần mềm không chắc chắn.


Dù thế nào thì các nhà sản xuất trình duyệt luôn phải cân nhắc thế nào là mức bảo vệ đủ cho người dùng. Nếu bảo mật quá lỏng lẻo, người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; nhưng nếu các biện pháp làm phiền quá nhiều thì phần mềm của họ sẽ bị thay thế bằng phần mềm cạnh tranh.


"Chúng tôi muốn người dùng được bảo vệ mặc định với Chrome, nhưng chúng tôi cũng muốn họ kiểm soát được trải nghiệm lướt web của mình", một đại diện của nhóm phát triển Chrome chia sẻ với tờ Guardian.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: