Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo sự riêng tư

Cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo sự riêng tư

YouTube là mạng chia sẻ video phổ biến với người dùng trên toàn thế giới nhưng cũng không thiếu những nội dung nhạy cảm. Vì thế nếu như một số người sẵn sàng chia sẻ mọi hoạt động trên YouTube đưa lên Facebook cho bạn bè thì ngược lại, bạn có thể sẽ phải học cách bảo đảm rằng người ta không thể theo dõi những gì mình làm trên YouTube. Đơn giản vì ngay cả khi không có chủ đích, những thao tác tìm kiếm, xem hay bấm thích vô tình đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm.


Hãy ôn lại 3 cách đảm bảo sự riêng tư trên YouTube sau:


Giữ riêng tư thao tác “like”


Nếu không để ý, rất có thể bạn sẽ tiết lộ cho bất kỳ ai vào thăm hồ sơ YouTube của bạn rằng bạn vừa bấm thích video nào. Để giữ sự riêng tư cho mình, bạn phải:


Bước 1: Từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy bấm vào chỗ ảnh đại diện rồi chọn biểu tượng tùy chỉnh.


cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube

Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo riêng tư: Từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy bấm vào chỗ ảnh đại diện (khoanh đỏ) rồi chọn biểu tượng tùy chỉnh (mũi tên).


Bước 2: Trong trang ACCOUNT SETTINGS, hãy vào mục Privacy. Ở đây bạn có thể tích 2 tùy chọn, Keep all my liked videos and saved playlists private để không cập nhật việc thích và lưu playlist của mình cho những người ghé thăm, và Keep all my subcriptions private để không cập nhật danh sách kênh YouTube bạn theo dõi. Cuối cùng hãy bấm Save để lưu.


cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube

Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo riêng tư: Trong trang ACCOUNT SETTINGS, hãy vào mục Privacy (mũi tên). Ở đây hãy tích cả 2 tùy chọn, “Keep all my liked videos and saved playlists private” (số 1) và “Keep all my subcriptions private” (số 2). Cuối cùng hãy bấm Save (khoanh) để lưu.


Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube


Lịch sử tìm kiếm trên YouTube của bạn thực ra chỉ để cho riêng bạn xem lại mình đã tìm cái gì, nhưng những thông tin này có thể dễ dàng bị lọt ra ngoài với những người hay dùng chung máy tính hoặc điện thoại. Để cẩn thận, hãy xóa hết và dừng cập nhật.


Bước 1: Từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy bấm vào chỗ ảnh đại diện rồi chọn nút Creator Studio.


cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube

Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo riêng tư: Từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy bấm vào chỗ ảnh đại diện (khoanh đỏ) rồi chọn nút Creator Studio (mũi tên).


Bước 2: Vào mục VIDEO MANAGER rồi vào mục con Search History. Tại đây bạn có thể bấm Clear all search history để xóa toàn bộ những từ khóa mình từng tìm kiếm trên YouTube và bấm Pause search history để ngừng việc cập nhật lịch sử tìm kiếm.


cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube

Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo riêng tư: Vào mục VIDEO MANAGER rồi vào mục con Search History. Tại đây bạn có thể bấm “Clear all search history” (số 1) để xóa toàn bộ những từ khóa mình từng tìm kiếm trên YouTube và bấm “Pause search history” (số 2) để ngừng việc cập nhật lịch sử tìm kiếm.


Xóa lịch sử xem video YouTube


Tương tự như xóa lịch sử tìm kiếm, xóa lịch sử xem video YouTube có thể giúp bạn tránh được nhiều rắc rối, hiểu lầm khi chia sẻ máy với người khác.


Để làm vậy, từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy vào mục History. Bấm Clear all watch history để xóa toàn bộ thông tin về những đoạn video bạn từng mở ra và bấm Pause watch history để ngừng cập nhật lịch sử.


cách xóa lịch sử tìm kiếm YouTube

Xóa lịch sử tìm kiếm YouTube và đảm bảo riêng tư: Từ giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy vào mục History. Bấm “Clear all watch history” (số 1) để xóa toàn bộ thông tin về những đoạn video bạn từng mở ra và bấm “Pause watch history” (số 2) để ngừng cập nhật lịch sử.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: