Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Vụ mất tích bí ẩn của chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới

Vụ mất tích bí ẩn của chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới

Chuyên gia máy tính hàng đầu của Microsoft James Gray - người có công lớn trong việc đưa hệ thống rút tiền bằng máy ATM đi vào hoạt động, đã mất tích không để lại dấu vết.


James Gray


Vào sáng ngày chủ nhật, 28/1/2007, James Gray quyết định thực hiện chuyến hành trình một mình trên chiếc thuyền buồm Tenacious tới cụm đảo Farallon, gần San Francisco, Mỹ.


Gray, chuyên gia kĩ thuật hàng đầu của Viện nghiên cứu Microsoft tại San Francisco, thông báo với gia đình rằng ông muốn đi để rắc tro của bà cụ thân sinh, người đã qua đời ở tuổi 97 vào năm 2006.


Sau khi khởi hành được ít phút, Gray đã gọi điện cho vợ và con gái vào khoảng 10 sáng giờ địa phương, nói rằng thời tiết trên biển rất tốt và ông nhìn thấy những con cá heo đang bơi dọc hai bên mạn thuyền. Gray cũng dự đoán rằng có thể điện thoại của ông sẽ ở ngoài vùng phủ sóng trong vài giờ.


Kể từ đó, không có tin tức nào của Gray. Vị giáo sư thiên tài người Mỹ thường không có thói quen mang các thiết bị an toàn mỗi lần đi du lịch trên chiếc thuyền buồm một mình. 4 ngày sau khi mất tích, mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm, các nhân viên cứu hộ vẫn chưa có đầu mối nào về sự biến mất bí ẩn của ông.


Trả lời phỏng vấn trên tờ San Jose Mercury ngày 31/1/2007, cô con gái của Gray, Heather nói: “Tôi thật sự không biết điều gì đã xảy ra với cha tôi. Thời tiết hôm đó rất đẹp và biển lặng gió”. Các thuỷ thủ của San Francisco cho rằng thời tiết hôm đó vô cùng lí tưởng cho Gray thực hiện chuyến hành trình kéo dài 60 dặm với gió nhẹ, sóng không lớn và tầm nhìn xa rất tốt.


Lộ trình tới cụm đảo Farallons cũng gần như thẳng tắp. Theo nhận định của các chuyên gia cứu hộ, giả sử Gray gặp vấn đề rắc rối về sức khoẻ, ví dụ như một cơn đau tim, hoặc thậm chí là ông bị trượt khỏi thành thuyền, thì chiếc Tenacious của Gray vẫn tiếp tục cuộc hành trình và vẫn được tìm thấy vài ngày sau đó.


James Gray


Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, đi biển một mình không an toàn, đặc biệt là đi qua khu vực gần cầu Golden Gate. Khu vực đó, thuyền có thể va chạm với những đống đổ nát nổi nên trên mặt biển - thường là nơi để tấn công cá voi, khiến chiếc thuyền buồm có thể chìm rất nhanh chóng.


Không ít người đặt câu hỏi nếu gặp sự cố với Tenacious, tại sao Gray không phát tín hiệu khẩn cấp để yêu cầu giúp đỡ? Trong khi đó, Heather Gray cho rằng bố cô không hề có ý định tự tử và nghi ngờ cái chết của bà nội đã đẩy ông chìm sâu xuống mặt biển.


James Gray sinh năm 1944, là một chuyên gia máy tính nổi tiếng của Mỹ. Ông từng làm việc cho các hãng máy tính khổng lồ như IBM, Tandem Computers và DEC. Kể từ năm 1995, Gray trở thành chuyên gia kĩ thuật đầu ngành của Viện nghiên cứu Microsoft tại San Francisco.


Ở tuổi 63, Gray đã có những thành tích đáng nể trong sự nghiệp. Ông là người đã tạo nên hệ thống dữ liệu máy tính để máy rút tiền ATM, việc đặt vé máy bay qua mạng cũng như kính thiên văn trực tuyến đi vào hoạt động.


Năm 1998, Gray đoạt giải Turing Award, tương đương với giải Nobel của lĩnh vực khoa học máy tính, cho những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu dữ liệu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: