Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại

Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại

Smartphone, sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cho nhu cầu chính đáng của bản thân nhưng với cách dùng không hợp lý, chúng ta tự biến mình thành nô lệ của chúng.


"Nomophobia" là một thuật ngữ mô tả nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng trên thế giới ngày nay, nỗi sợ khi không có thiết bị di động bên người. Tại các trường đại học, tỷ lệ sinh viên có các hành vi sau ngày càng gia tăng. Các biểu hiện của nỗi sợ này như:


- Mang điện thoại di động vào phòng tắm.


- Thà mất một ngón tay còn hơn phải xa rời smartphone.


- Thường xuyên cập nhật mạng xã hội thay vì giao tiếp thực tế với mọi người.


Hội chứng nomophobia dường như xuất hiện ở hầu hết các quốc gia phát triển. Đây là từ viết tắt của "no-mobile-phone phobia", thuật ngữ này xuất phát từ một nghiên cứu vào năm 2010 của Bưu điện Anh.


Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại


Nghiên cứu của nhóm này cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở Anh có xu hướng lo lắng khi "làm mất điện thoại di động, hết pin, hết tiền hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng". Khoảng 58% đàn ông và 47% phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi điện thoại di động của họ tắt nguồn.


Nghiên cứu trên được thực hiện đối với 2.163 tình nguyện viên. 55% số người trong cuộc khảo sát cho rằng, việc giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình là nguyên nhân chính khiến họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi không thể sử dụng điện thoại di động. Các mức độ căng thẳng gây ra bởi việc vắng smartphone tương đương như nỗi "hốt hoảng ngày cưới" và các buổi khám răng.


Tại Mỹ, chứng nghiện smartphone càng trở nên tồi tệ. Thống kê ở đây cho thấy:


- Cứ 3 người thì có 2 người để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ.


- 34% trả lời cuộc gọi của họ trong khi đang gặp gỡ đối tác.


- Cứ 5 người lại có 1 chấp nhận đi chân trần ra đường trong một tuần, chứ không thể không đụng đến điện thoại.


- Hơn 50% số người được phỏng vấn không bao giờ tắt điện thoại.


- 66% người lớn thật sự mắc chứng nghiện điện thoại di động.


Đã đến lúc cần phải nghỉ ngơi


Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại


Tim Elmore, tác giả bài viết về hội chứng nomophobia trên tờ Huffingtonpost cho biết, nguyên tắc của anh là không thể để thứ gì kiểm soát bản thân. "Tôi nhận ra rằng điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các công nghệ khác được áp dụng trong tương lai sẽ làm cho cuộc sống của tôi trở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn tự đặt ra cho mình một lời khuyên: Công nghệ chỉ là phụ tá, không phải một vị thánh để tôn sùng".


Những việc cần làm để tránh mắc phải hội chứng Nomophobia:


- Hãy chắc chắn rằng có những thời điểm trong ngày, điện thoại di động được tắt và người dùng đứng trước 2 lựa chọn: trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc đối mặt với cô đơn.


- Cân bằng giữa thời gian nhìn vào màn hình và thời gian tiếp xúc với người khác.


- Mỗi tháng nên dành một ngày sống không công nghệ, con người sẽ cảm thấy được giải phóng.


- Đặt điện thoại cách xa ít nhất 5 m trước khi đi ngủ. Việc này sẽ bảo vệ sức khỏe người dùng đồng thời tăng hiệu quả của chức năng "Báo thức".


- Giới hạn thời gian sử dụng công nghệ trong ngày.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: