Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng kể

Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng kể

Trang Wired mới đây đã có một cuộc trao đổi với vài quan chức cấp cao chịu trách nhiệm phát triển Apple Watch. Trong bài viết bên dưới, bạn sẽ được nghe họ chia sẻ về những câu chuyện thú vị trong quá trình phát triển sản phẩm, từ việc Apple tuyển một người ghét Apple về làm phó chủ tịch kĩ thuật, nguyên mẫu Apple Watch đầu tiên thực chất là một chiếc iPhone gắn trên dây velcro, những suy nghĩ của Apple khi thiết kế giao diện cho đến cách mà hãng định vị chiếc đồng hồ này như một món đồ thời trang cao cấp.


9 vấn đề lớn Apple đã phải giải quyết để tạo ra Apple Watch


Tuyển một anh chàng gàn dở về làm sếp


Vào đầu năm 2013, Kevin Lynch chấp nhận một lời mời làm việc của Apple. Điều thú vị của lời mời này nằm ở chỗ nó không nói rõ nhiệm vụ của Lynch sẽ là gì. Tất cả những gì mà anh biết chỉ là vị trí của mình, mà đó cũng là một cái tên rất chung chung: phó chủ tịch kĩ thuật. Lynch cũng biết thêm được rằng anh sẽ làm việc với một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ. Mà cũng lạ là Apple lại tuyển anh vào chức vụ này. Trong suốt 8 năm làm việc ở Adobe, gần đây nhất là với vai trò giám đốc công nghệ, anh là người được biết đến khá nhiều nhất vì dám công khai chống lại Steve Jobs bởi vì iPhone không hỗ trợ Flash.


Khi Lynch nói về việc chuyển công tác của mình, mọi người rất ngạc nhiên. Họ đều tự thắc mắc: Apple muốn anh chàng này sao? John Gruber, một blogger chuyên viết về Apple, thậm chí còn gọi Lynch là một "gã gàn dở, một đợt tuyển dụng quá tồi tệ".


Lynch khi còn làm ở Adobe​

Lynch khi còn làm ở Adobe​


Lynch cần phải chứng minh rất nhiều thứ - và tất nhiên là cũng phải làm nhiều thứ. Khi anh đến trụ sở Apple ngày đầu tiên, anh được hướng dẫn là hãy bỏ qua chương trình giới thiệu cho nhân viên mới. Sếp của anh vào thời điểm đó, phó chủ tịch tập đoàn chuyên về mảng công nghệ Bob Mansfield, nói anh hãy đi thẳng đến studio và bắt đầu làm việc. Anh ấy có thể tìm hiểu về những thứ khác sau đó.


Ngay khi anh vừa đặt chân vào studio, anh biết rằng dự án mà anh được thuê về làm hiện đã gần đến hạn chót. Nói thật ra thì nó đang bị chậm hơn so với kế hoạch. Anh được mọi người thông báo là trong 2 ngày tới sẽ có một buổi đánh giá về thiết kế, thế nên anh nên chuẩn bị tinh thần đi thi hơn. Lúc đó không có sản phẩm mẫu nào hoạt động được, cũng chẳng có phần mềm. Tất cả mọi thứ đều chỉ là những phần thí nghiệm - thậm chí nhóm iPod đã làm ra một cái gì đó gắn clickwheel lên trên - chỉ có ý tưởng là nhiều mà thôi. Trong khi đó, nhiệm vụ mà nhóm của ông được giao thì lại khá rõ ràng: trưởng nhóm thiết kế của Apple, Jony Ive, yêu cầu nhóm hãy tạo ra một thiết bị mang tính cách mạng có thể đeo được trên cổ tay.


Đây là yêu cầu khó nhằn. Trong hơn 15 năm qua, Apple đã làm "cách mạng" với 3 mảng chính trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, và nhờ đó hãng trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Trước khi iPod ra đời thì máy MP3 chẳng phải làm hiếm, nhưng Apple lại làm cho bạn muốn sở hữu một cái máy như thế. iPhone thì rõ ràng đã thay đổi cả lĩnh vực smartphone. iPad thì biến máy tính bảng từ những chiếc laptop cảm ứng to kềnh vốn chỉ dùng cho người dùng chuyên nghiệp xuống thành một thứ có thể được sử dụng bởi mọi người, từ trẻ em cho đến người lớn, đồng thời cuống phăng nhiều năm cố gắng của các công ty như Nokia hay Microsoft.


Và trong lần thứ tư này, Apple muốn tái định nghĩa là đồng hồ. Đây là bước kế tiếp của "đế chế" quả táo - và cũng là nỗ lực cách mạng đầu tiên không có sự dẫn dắt của Steve Jobs. Chính vì thế sự kỳ vọng của thị trường là rất cao, dư luận cũng sẽ theo sát sản phẩm này. Chính vì thế, chiếc đồng hồ mà Apple chuẩn bị ra mắt phải "tuyệt vời một cách điên rồ" theo như ngôn ngữ của Apple.


Thực chất thì Apple quyết định làm đồng hồ và chỉ khi đó hãng mới nhận ra rằng nó còn có những tính năng nào khác ngoài việc xem giờ. Alan Dye, trưởng nhóm giao diện người dùng của Apple, cho biết: "Có một xu hướng rằng công nghệ sẽ dần di chuyển lên cơ thể của chúng ta. Chúng tôi cảm thấy rằng một nơi tự nhiên, một nơi đã từng được sử dụng trước đây và được sử dụng nhiều, chính là cổ tay".


Thiết kế một giao diện người dùng hoàn toàn mới


Mục tiêu của công nghệ "đeo-trên-cổ-tay", vấn đề mà nó có thể giải quyết được - chính là thứ mà nhóm Watch phải mất nhiều thời gian mới nghĩ ra trong quá trình nghĩ ra những cách tương tác mới với thiết bị này. Nhưng có một thứ rất rõ ràng ngay từ những ngày đầu tiên: Chiếc đồng hồ đó thành công hay thất bại là đều phụ thuộc vào giao diện người dùng hết. Giao diện đó sẽ quyết định liệu Watch sẽ nằm trong nhiều bảo tàng ở vị trí trang trọng, hay lại là một cú "vồ ếch" lớn của Apple kể từ chiếc PDA Newton.


Đó là lý do vì sao Apple cần Alan Dye. Với vai trò của mình, anh phải tìm ra cách để bạn ra lệnh cho chiếc đồng hồ, và cách nó phản hồi lại bạn như thế nào. Là một nhà thiết kế, Dye đến với Apple hồi năm 2006 với vai trò cựu giám đốc thiết kế của hãng thời trang Kate Spade và cũng là một người làm quảng bá thương hiệu cho nhiều công ty thời trang nổi tiếng. Sau khi làm cho bộ phận marketing của Apple với việc giúp công ty tạo ra những chiếc hộp sản phẩm mới lạ, Dye chuyển về lãnh đạo bộ phận giao diện người dùng.


Giao diện của Apple Watch không chỉ để hiển thị thời gian, mà còn dành cho những thông tin hữu ích khác​

Giao diện của Apple Watch không chỉ để hiển thị thời gian, mà còn dành cho những thông tin hữu ích khác​


Quay trở lại với Ive, ông đã bắt đầu mơ về một chiếc đồng hồ mang logo Apple kể từ lúc cố CEO Steve Jobs qua đời hồi tháng 10 năm 2011. Ông sớm đem ý tưởng đó đến với Dye và một nhóm nhỏ những người khác làm trong studio thiết kế. Vào lúc đó, họ đang trong cuộc chạy đua làm mới hệ điều hành của Apple. "Chúng tôi sống trong studio theo đúng nghĩa đen. Một nhóm nhỏ của chúng tôi cùng làm việc trên iOS 7". Hệ điều hành này giống như một sự "lột xác" của giao diện phần mềm mà Apple từng làm ra, cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi mà Jony Ive lên nắm toàn quyền về thiết kế của Apple. Và để tạo ra được nó, Dye cùng nhóm của mình đã phải suy nghĩ về mọi sự tương tác giữa người dùng với sản phẩm, mọi hiệu ứng chuyển động, cũng như mọi tính năng của hệ điều hành.


Thế là cả buổi sáng họ phải nói chuyện với nhau về hệ điều hành đó, còn buổi tối thì sao? Hẳn là dành cho "những thiết bị khác" rồi. Các câu hỏi xoay quanh chiếc đồng hồ bắt đầu xuất hiện: Nó giúp gì được cho cuộc sống của người ta? Bạn có thể làm được gì mới về nó? Trong thời gian này, Ive cũng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về kĩ thuật chế tác đồng hồ (horology), cũng như tìm hiểu cách mà người xưa sử dụng vị trí của mặt trời để định giờ rồi từ đó tạo ra đồng hồ. Horology giống như một sự ám ảnh, và sự ám ảnh đó biến thành một sản phẩm mới.


Một mặt đồng hồ đặc biệt trên Apple Watch dùng để biểu thị vị trí của mặt trời tùy thời điểm trong ngày​

Một mặt đồng hồ đặc biệt trên Apple Watch dùng để biểu thị vị trí của mặt trời tùy thời điểm trong ngày​


Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chịu trách nhiệm về Watch còn phát hiện thêm rằng: Chiếc điện thoại đang phá hỏng của sống của bạn! Cũng giống như nhiều người đam mê công nghệ khác, Ive, Lynch, Dye và bất kì ai làm việc cho Apple cũng đều phải nhận hàng tá thông báo mỗi giờ. Họ phải liên tục lấy điện thoại ra kiểm tra xem nó là gì. Lynch nói: "Chúng ta đã quá kết nối với công nghệ rồi. Mọi người đem điện thoại theo người và nhìn vào màn hình quá nhiều". Bạn có thể thấy rất nhiều người chúi mũi vào điện thoại trên bàn ăn, và rồi họ phải ngừng tay mỗi khi điện thoại kêu lên. "Mọi người muốn như thế. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể mang đến những thông báo đó theo một cách hay hơn và ít phiền phức hơn khi bạn đang đi cùng ai đó?"


Vậy mọi chuyện sẽ như thế nào nếu chúng ta có thể tạo ra một thiết bị mà người ta sẽ không - và không nên - dùng liên tục cả vài tiếng mỗi lần? Sẽ như thế nào nếu bạn có thể tạo ra một thứ có thể loại bỏ hết những thành phần không quan trọng và chỉ đưa cho bạn xem những gì thật sự đáng quan tâm nhất? Câu trả lời đó là bạn sẽ thay đổi cuộc sống của thời đại ngày nay. Apple tạo ra "vấn đề" về notification, và giờ hãng đang giải quyết vấn đề của chính mình.


Mục tiêu của Apple Watch đó là giải phóng mọi người khỏi chiếc điện thoại của họ. Thế nhưng, mọi chuyện thật trớ trêu khi nguyên mẫu đầu tiên của Watch lại là một cái iPhone gắn lên cổ tay bằng vòng velcro. Lynch cẩn thận nói thêm: "Đó là một sợi dây Velcro được thiết kế rất đẹp". Nhóm của Lynch bắt đầu tạo ra một trình giả lập với kích thước cỡ như một cái mặt đồng hồ và họ chạy nó trên chiếc iPhone này, nhờ đó việc phát triển phần mềm đi nhanh hơn phần cứng.


mặt Apple Watch


Vấn đề phát sinh đó là nhóm cần một cách nào đó để kiểm tra phần mềm trên một cái đồng hồ thật sự. Thậm chí ngay trên màn hình iPhone cũng có một cái núm xoay ảo rồi - bạn có thể trượt lên xuống để "cuộn" nó - nhưng thao tác này chắc chắn không thể mang lại cảm giác thật sự như khi sử dụng cái núm thật. Đó là chưa kể đến việc Apple làm ra cái núm là để thay cho thao tác trượt cơ mà.


Thế là họ bắt đầu tạo ra một cái núm thật, nó được gắn vào iPhone thông qua jack tai nghe 3,5mm. Nhờ đó, nhóm có thể thử nghiệm một số tính năng cốt lõi mà họ hi vọng đồng hồ sẽ làm được. Lấy ví dụ như việc soạn tin nhắn chẳng hạn. Ban đầu việc gửi tin trên Watch cũng khá giống iPhone: bạn nhập địa chỉ, nhập nội dung, rồi nhấn nút gửi. "Nó là một quy trình rất dễ hiểu, nhưng lại quá tốn thời gian", Lynch nói. Và việc đó cũng rất khó chịu chứ chẳng phải dễ dàng gì. Bạn cứ thử để cánh tay ngang theo vị trí mà bạn thường coi đồng hồ trong 30 giây mà xem. "Chúng tôi không muốn mọi người vừa đi vừa làm động tác này", Dye nhấn mạnh.


AppleTouch


Sau đó nhóm nghĩ ra một thứ gọi là Quickboard, cơ bàn là một chú robot có khả năng đọc tin nhắn và gợi ý ra nhiều phản hồi khác nhau cho người dùng lựa. Lynch nhớ lại rằng khi đó ông nghĩ người dùng sẽ không cần một màn hình xác nhận nào nữa. Bạn chỉ việc gửi nó đi mà thôi". Và để việc giao tiếp được hữu dụng hơn, nhom sử dụng microphone để nhận lệnh từ phía người dùng thông qua Siri. Còn khi bạn cần gửi tin nhắn dài và phức tạp hơn? Hãy lấy điện thoại ra, đồng hồ không phải là thứ để làm điều này.


Nhanh, đầy đủ nhưng không làm người dùng bực bội


Trong quá trình thử nghiệm, thứ làm cho Apple Watch trở nên hữu dụng đó là tốc độ. Một thao tác với đồng hồ chỉ nên kéo dài 5 giây, và tối đa là 10 giây mà thôi. Thế là nhóm phát triển bắt đầu và bỏ đi những thứ mà người dùng không thể thao tác nhau. Lynch và đồng nghiệp cũng phải thiết kế lại phần mềm cho Watch những hai lần cho đến khi nó đủ nhanh.


Và rồi nhóm phát triển ra một giao diện gọi là "Glances", nó cho phép người dùng xem nhanh các thông báo mà không mất thời gian nhìn vào màn hình chằm chằm. Chỉ cần liếc qua là thấy được thông tin trên đó. "Chúng tôi phải suy nghĩ lại về giao diện", Lynch cho biết. "Chúng tôi xây dựng lại các ứng dụng - tin nhắn, mail, lịch - và làm cho chúng trở nên mới mẻ hơn".


Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng được kể


Song song đó, Apple cũng phải xây dựng phần mềm theo hướng có thể cung cấp đủ thông tin nhưng không làm người dùng bực bội. Nếu không làm được điều này thì người dùng sẽ bắt đầu gỡ đồng hồ ra vì cảm thấy khó chịu khi cứ vài phút thì nó lại rung lên một lần. Lúc đó thì Apple Watch sẽ là sản phẩm tiêu dùng được bán ra nhiều nhưng cũng bị trả lại nhiều nhất trong lịch sử Apple. Ở lần tái thiết kế thứ 3 thì Ive, Dye và mọi người tin rằng họ đã đạt đến sự cân bằng rồi.


Chưa hết, hãng còn thử nghiệm nhiều cách thể hiện thông báo khác nhau bằng âm thanh. "Một dòng tweet trên Twitter sẽ làm cho người dùng cảm thấy như thế nào? Còn nếu có tin nhắn đến thì tiếng ra sao? Nhóm phải thử nghiệm hàng loạt tiếng động, từ tiếng chuông đổ cho đến đến tiếng kiếm laser chạm vào nhau như trong phim Star Wars, mãi đến lúc họ đạt được một cảm giác vật lý thật sự giống với nội dung chính của thông báo thì mới dừng lại. Chỉ mỗi việc chọn âm thanh thôi cũng mất tới hơn một năm, và người quyết định cuối cùng chính là Ive.


Không dừng lại, Apple đổi luôn font chữ dùng cho Apple Watch. Font chữ này được đặt tên là San Francisco và nó dễ đọc hơn trên màn hình nhỏ so với font chữ Helvetica truyền thống mà công ty đã xài rất nhiều. Các ký tự vuông hơn nhưng vẫn có những góc cong nhẹ nhằm mô phỏng lại hình ảnh của bộ vỏ Apple Watch. Nó cũng rộng hơn và dễ đọc hơn ở kích cỡ nhỏ, và càng phóng to thì các kí tự càng sát lại gần nhau hơn. "Chúng tôi thấy nó rất đẹp", Dye bình luận.


Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng được kể


Sự đa dạng của Apple Watch


Tất cả mọi người liên quan đến dự án này đều nhận thấy sự khó khăn trong việc tạo ra một chiếc máy mà người ta sẽ đeo lên cổ tay. Nhưng có lẽ mọi thứ cũng không quá nghiêm trọng như thế: các nhà thiết kế đồng hồ Thụy Sĩ đã làm chuyện này liên tục trong rất nhiều thập kỉ qua rồi. Lấy gợi ý từ những người này, nhóm Apple Watch quyết định sẽ cung cấp rất nhiều phiên bản Watch khác nhau để phù hợp với ý thích phong phú của người mua, thay vì chỉ đưa ra một vài lựa chọn giới hạn như cách kinh doanh truyền thống của Apple.


Đây cũng là điều mà Dye học được từ ngành công nghiệp đồng hồ. Sự cá nhân hóa và cái đẹp là tất cả. Và cách duy nhất để làm cho người ta chịu đeo một thứ gì đó lên cổ tay chính là phải cung cấp nhiều lựa chọn - về kích cỡ, vật liệu và băng đeo. Bạn phải nhắm đến nhiều đối tượng với khả năng tài chính khác nhau, với nhu cầu thẩm mỹ và ngoại hình khác nhau.


Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng được kể


Mọi kế hoạch liên quan đến lựa chọn của Apple Watch đều được vạch ra rõ ràng ngay từ đầu: 3 phân khúc, 2 kích thước, nhiều dây đeo có thể thay dễ dàng, và hàng tá những mặt đồng hồ có thể dễ dàng thay thế. Ngoài ra còn phải có thêm nhiều ứng dụng bổ sung nữa để hiển thị những thông tin nào có liên quan nhất đến bạn, chỉ dành cho bạn mà thôi (đây cũng là chiến lược được những hãng đồng hồ xa xỉ dùng để thu hút khách hàng). Dye hồi tưởng: "Chúng tôi không chỉ muốn có 3 phiên bản khác nhau. Chúng tôi muốn nó phải đạt con số hàng triệu. Bằng phần cứng và cả phần mềm, chúng tôi đã có thể làm được điều đó".


Apple Watch - một sản phẩm thời trang xa xỉ


Với chiếc Watch, Apple đã tiến thêm một bước nữa trong việc kinh doanh sản phẩm cao cấp, và bước đi này vô cùng logic, ngay cả trong lĩnh vực công nghệ vốn có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi. Bởi vì Watch không chỉ là một phương thức mới dùng để xem thông báo hay gọi điện mà nó còn là một tuyên ngôn về thời trang. Apple phải thuyết phục người dùng rằng trong cả một biển sản phẩm công nghệ thì Watch là cái thật sự đáng mua. Và kết quả có lẽ sẽ rất đáng nể: nếu hãng thành công khi bán các đồng hồ 17.000$, Apple sẽ được định vị như là một đối thủ cạnh tranh nặng kí của các hãng sản phẩm xa xỉ khác.


Lịch sử ra đời của Apple Watch: những câu chuyện chưa từng được kể


Ben Bajarin, một nhà phân tích của công ty Creative Strategies có trụ sở tại Thung lũng Silicon, nghĩ rằng Apple rồi sẽ thành công. "Apple đã có nhóm khách hàng chịu chi và mang lại lợi nhuận cực lớn", ông nói. "Điều này là tối quan trọng với những công ty đồng hồ: nhóm khách hàng cao cấp. Thị trường đồng hồ xa xỉ đang tạo ra nguồn doanh thu 20 tỉ USD mỗi năm, và lượng tiền này đến từ cùng đối tượng mà Apple đang nhắm tới."


Giờ thì Lynch đang ngồi trên ghế và kể về con của anh, đồng thời nói về việc anh cảm thấy vui như thế nào khi có thể liếc qua đồng hồ là biết tin nhắn mới đến chỉ là một tin không quan trọng và có thể tiếp tục vui đùa cùng con. Anh cũng rất tự hào về việc Apple Watch không làm gián đoạn cuộc sống của anh - hoặc của gia đình anh. Một lát sau, anh đứng dậy. Anh phải rời đi vì phải báo cáo cho Dye và Ive một thứ quan trọng nào đó. Và trong suốt buổi nói chuyện, anh ấy không hề nhìn vào điện thoại một lần nào. Tất cả là nhờ có Apple Watch!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: