Sau thời gian sử dụng, có thể bạn sẽ nhận thấy tốc độ hoạt động của máy tính trở nên chậm chạp hơn, mọi thứ hoạt động không như hiệu năng ban đầu. Lúc này bạn có thể nghĩ đến việc tiến hành nâng cấp ổ cứng sang ổ SSD để cải thiện hiệu năng nhưng chi phí bỏ ra không phải là ít.
5 thông số ít biết có thể làm chậm máy tính
Tuy nhiên, có một phương pháp dễ dàng hơn và tiết kiệm hơn cho việc tăng tốc và cải thiện hiệu suất hoạt động của Windows, đó là việc gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết và dọn dẹp hệ thống. Vậy cụ thể bạn cần nên làm gì? Mời tham khảo 05 bước đơn giản sau đây.
Cập nhật phần mềm
Hãy luôn đảm bảo phần mềm trên Windows của bạn luôn ở phiên bản mới nhất là bước làm đơn giản nhất để tăng tốc độ làm việc của phần mềm trên máy tính.
Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các cập nhật vá lỗi cho Windows để hệ thống luôn ở trạng thái tốt nhất.
Gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết
Việc cài phần mềm “vô tội vạ” trên Windows cũng là một trong cách nguyên nhân chính làm chậm hệ thống. Do đó, bạn nên sàng lọc lại danh sách các phần mềm đã được cài đặt và tiến hành gỡ bỏ những phần mềm nào ít hoặc không sử dụng để làm giải phóng không gian lưu trữ.
Bạn có thể tiến hành việc gỡ bỏ phần mềm bằng cách truy cập vào Control Panel -> Programs -> Uninstall Program. Nhấp chọn vào phần mềm không dùng, nhấn phải chuột vào nó và chọn lệnh Uninstall.
Chống phân mảnh ổ cứng
Phân mảnh ổ đĩa máy tính là tình trạng không thể tránh khỏi khi sử dụng máy tính, khiến cho tốc độ truy xuất dữ liệu bị ảnh hưởng, kéo theo tình trạng máy tính bị ì ạch. Nói một cách đơn giản, phân mảnh ổ đĩa giống như một căn phòng lộn xộn với nhiều đồ đạc sắp xếp không có trật tự, do vậy khi bạn cần tìm một đồ vật (truy xuất dữ liệu) sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Mặc định, Disk Defragmenter của Windows 7 được lập lịch để tự động thực hiện việc dồn đĩa theo định kỳ; cụ thể là 1 giờ sáng thứ Tư hàng tuần. Tất nhiên bạn cũng không cần để máy tính chạy suốt đêm vì trường hợp máy tính không hoạt động thì tiện ích sẽ tự động chuyển việc dồn đĩa sang thời điểm máy tính ở trạng thái rỗi (idle) trong lần kế tiếp.
Trường hợp Windows không tự thực hiện việc chống phân mảnh theo kế hoạch, bạn có thể thao tác thủ công băng cách truy cập vào Control Panel -> System and Security -> Administrative Tools và khởi chạy công cụ Defragment and Optimize Drives.
Lưu ý khi sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD), bạn không thực hiện việc dồn đĩa vì tuổi thọ mỗi ô nhớ được tính bằng số lần ghi giới hạn.
Tối ưu hóa máy tính với các công cụ của bên thứ ba
Bên cạnh các bước thủ công, bạn cũng cần đến sự giúp sức của các công cụ của bên thứ 3 trong việc tăng tốc Windows. Hai công cụ sau đây là lựa chọn được đánh giá tốt nhất trong việc làm sạch, tối ưu hóa và nâng cao bảo mật cho Windows.
- Phần mềm Antivirus: BitDefender và AVG Antivirus FREE 2015 là 2 trong số các phần mềm chống và tiêu diệt virus tốt nhất ở phương diện miễn phí dành cho Windows. Việc cài đặt chúng sẽ giúp Windows chống lại các loại virus và phần mềm độc hại khi bạn sử dụng máy tính.
- Dọn dẹp Registry: Các khóa Registry hỏng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu suất của Windows. Do đó, để cải thiện bạn cần phải loại bỏ và sữa chửa các khóa Registry hỏng. Và Auslogics Registry Cleaner là lựa chọn khá tối ưu cho vấn đề này.
Làm sạch… lỗ thông hơi của máy tính
Sau các bước làm việc trên Windows thì bước cuối cùng là về..phần cứng, mà ở đây là những lỗ thông hơi. Các lỗ này có chức năng thoát hơi và thông gió. Nếu các lỗ này bị bịt kín bởi bụi hay vật cản nào đó, hơi nóng sẽ không thoát ra được và các thiết bị sẽ bị quá nhiệt dễ dẫn đến hư hỏng, gây ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Do đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và làm sạch các lỗ thông hơi của máy tính để đảm bảo khả năng thoát hơi được tốt nhất.
Kết
Những bước làm trên đây là cơ bản nhất cho việc tăng tốc máy tính và Windows. Nếu như sau khi thực hiện mà hiệu suất không cải thiện, nâng cấp là lựa chọn mà bạn nên xem xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét