Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Chúng ta đã nói nhiều về chất liệu, tính năng, giá bán và cả quá trình thiết kế ra Apple Watch - chiếc đồng hồ thông minh đang được chú ý hiện nay. Trang mạng Wired mới đây đã có cuộc phỏng vấn Alan Dye - trưởng bộ phận thiết kế giao diện người dùng của Apple, người đã tham gia làm ra những tấm hình nền chuyển động của con sứa, đóa hoa, con bướm,… đang được tích hợp sẵn trên Apple Watch - cái mà Apple gọi là Motion. Dye đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị xoay quanh quá trình làm ra những bức hình nền này.


Alan Dye cho biết rằng người ta luôn hỏi ông về những bí mật trong quá trình thiết kế các sản phẩm của Apple, về phần cứng cũng như phần mềm. Trên cương vị là trưởng bộ phận thiết kế giao diện người dùng tại Apple, ông chia sẻ rằng: "Không hề có bí mật nào quá to tát ở đây. Chúng tôi có một nhóm những người thật sự tài năng, nhưng họ cũng rất cẩn thận. Họ quan tâm tới những chi tiết mà một nhà thiết kế có thể không trình bày trong hồ sơ của họ vì nó khó hiểu đến độ ít người biết đến. Và phần lớn các nhà thiết kế khác đều chưa nhìn nhận rằng nó quan trọng đối với những trải nghiệm đến mức nào."


Bên trong studio thiết kế của Apple, những kỹ sư phần cứng sẽ ngồi kế bên lập trình viên phần mềm và bên cạnh đó là 1 nhà thiết kế. Và họ luôn có điểm chung là: mở rộng vấn đề bằng cách đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác. Trên bàn cà phê trong cuộc phỏng vấn, Dye vừa kể lại, vừa lật quyển tài liệu mà ông và nhóm đã làm ra trong quá trình thiết kế Apple Watch. Ông cho biết Apple Watch có thể là sản phẩm quan trọng nhất đối với Apple kể từ iPad: họ mất 3 năm để làm ra nó với mục đích không gì khác hơn là làm bùng nổ thị trường đồng hồ thông minh.


Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Hình nền đóa hoa đang nở, được chụp trong khoảng 285 giờ với 24.000 tấm ảnh​


Dye là thành viên của nhóm thiết kế đã tạo ra những tấm hình nền động, mô tả cảnh con sứa đang bơi, con bướm đang bay hay bông hoa đang nở. Đây là cái mà Apple gọi là Motion, khi bạn đưa tay lên xem đồng hồ, bạn sẽ thấy một màu sắc khác, một bông hoa khác. Dye cho biết rằng đây không phải là công nghệ mô phỏng bằng máy tính (CGI), đó chính xác là nhiếp ảnh. "Chúng tôi đã chụp lại tất cả những bức hình đó. Những con bướm, sứa hay bông hoa dành cho mặt đồng hồ, tất cả đều được chụp bằng máy ảnh. Thí dụ như đóa hoa, chúng tôi đã chụp lại toàn bộ quá trình nở. Tôi nghĩ thời gian lâu nhất là trong khoảng 285 giờ với hơn 24.000 bức ảnh."




Hình nền loài sứa, được quay lại bằng camera slow motion Phantom ngay trong bể chứa tại studio​


Lật sang một trang mới trong tập tài liệu, Dye tiếp tục nói về hình con sứa. "Chúng tôi nghĩ rằng loài sứa có những vẻ đẹp thật tuyệt vời. Vẻ đẹp theo kiểu những sinh vật ngoài trái đất, những hình ảnh và màu sắc thật trừu tượng." Tuy nhiên, thay vì đến một công viên thủy sinh và dùng camera dưới nước để quay, nhóm thiết kế đã dùng một hồ nước ngay trong studio, và dùng chiếc camera slow-motion Phantom để ghi lại hình ảnh với tốc độ 300 FPS. Sau đó, họ nén hình ảnh kết quả lại để phù hợp với màn hình của Apple Watch - tương đương 1/10 so với kích thước ban đầu 4096 x 2304. "Khi bạn nhìn vào hình con sứa trên mặt đồng hồ, không có lý gì để ai đó thấy được mức độ chi tiết của nó. Do đó chúng tôi phải tìm cách thể hiện chi tiết một cách đúng đắn. Đó là điều cực kỳ quan trọng."




Màn hình chuột Mickey, nâng cấp từ mặt đồng hồ độc quyền Mickey Mouse Watch của hãng Ingersoll hồi năm 1933​


Thể hiện sự chi tiết trên mặt đồng hồ là vấn đề không hề đơn giản. Điển hình như mặt đồng hồ Mickey, được nâng cấp từ mặt đồng hồ độc quyền Mickey Mouse Watch của hãng Ingersoll. Dye chia sẻ: "Chọn mặt đồng hồ này và hãy để ý những cái nhịp chân của Mickey mỗi giây luôn được thực hiện ở thời điểm hoàn hảo. Bạn có thể để một dãy đồng hồ trước mặt và nhìn xem, toàn bộ những cái nhịp chân đều ở thời gian chính xác giống nhau. Có thể người ta sẽ không để ý tới điều này, nhưng tôi không quan tâm. Tôi chỉ đơn giản thực hiện nó như cách mà John Ive đã làm để đưa thiết kế cá nhân vào trong Mac." Sự chi tiết là vấn đề quan trọng.


Mặt đồng hồ hình Trái Đất - Astronomy là một điểm ưa thích khác của Dye. Ông chia sẻ: "Nó cho bạn cảm giác rằng bạn đang nhìn Trái Đất khi đang trôi bồng bềnh một cách êm đềm trên quỹ đạo. Khi bạn xoay núm Digital Crow, bạn sẽ thấy chu kỳ Trăng, sự quay vòng của Trái Đất và thậm chí là cả hệ Mặt Trời. Nó lấy cảm hứng từ một phương pháp cổ xưa để theo dõi thời gian. Thay đổi ở đây chỉ là dùng những ngôi sao và hành tinh kỹ thuật số thay vì nhìn những phiên bản thật ở xa xôi trên bầu trời." Dye tự hào nói về sự chi tiết của mặt đồng hồ Astronomy: "Khi bạn gõ vào Trái Đất và bay trên Mặt Trăng: Chúng tôi đã làm việc cật lực với đội ngũ kỹ sư để tìm hiểu về khoảng cách thật sự giữa 1 điểm trên Mặt Trăng và dưới Trái Đất. Đảm bảo rằng góc nhìn, chu kỳ trăng là đúng so với thực tế."


Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Những vòng tròn trong ứng dụng theo dõi hoạt động của người dùng. Nó không chỉ cho biết người dùng đã đạt được tới đâu, mà còn khiến họ muốn đạt được thành tích đã đặt ra​


Nhân viên của Apple thường dùng từ "nhất định là thế" (inevitable) để diễn tả công việc của họ. Đối với Dye, ông cho rằng đó là sự tự vấn: "Tôi luôn cho rằng đó là một đáp án đúng trong việc thiết kế, nhưng phải mất một khoảng thời gian thì chúng tôi mới hiểu ra được vấn đề." Điều này được áp dụng đối với những điều đơn giản nhất, điển hình như các vòng tròn đồng tâm để biểu thị mục tiêu tập luyện thể thao của bạn."


Dye cho biết: "Tôi không thể cho bạn biết những đặc điểm dưới góc độ thiết kế của 3 vòng tròn này." Nhóm giao diện người dùng chỉ muốn tạo ra một cách đơn giản nhất để người dùng có thể nhìn được diễn biến và hoạt động trong ngày của họ. Hơn thế, 3 vòng tròn này còn có nhiệm vụ làm cho bạn muốn đạt được mục tiêu vận động mỗi ngày. "Chúng tôi đã dành cả 1 năm và hơn nữa để thực hiện nhiều nghiên cứu… Có đủ nghiên cứu để lấp đầy bức tường này" Ông vừa nói, vừa chỉ lên bức tường kính tại quán cà phê Mac tại Apple.


"Bằng nhiều cách khác nhau, chỉ trong một ánh nhìn, người dùng có thể hiểu được những thông tin mà giao diện cung cấp và biết được rằng họ đã đạt được tới đâu. Những điều đó được thể hiện qua 3 vòng tròn, phần đậm là đã đạt được và phần nhạt là chưa đạt được. Tâm lý người dùng là họ sẽ phát điên lên khi chưa lấp đầy vòng tròn và điều đó sẽ thôi thúc họ thực hiện thêm vài trăm bước chân nữa."


Trên đây là một số chia sẻ của Alan Dye - trưởng bộ phận thiết kế giao diện người dùng, người đứng đằng sao những bức hình nền dùng làm mặt đồng hồ cho Apple Watch. Dưới góc độ khách quan, người viết đã không quá quan tâm tới Apple trong mối quan hệ so sánh với những hãng khác - mọi sự so sánh đều vô cùng khập khiễn. Bài viết cung cấp thêm một cái nhìn dưới góc độ thiết kế. Đó có thể là tư duy, là triết lý thiết kế không chỉ của riêng Apple, mà của tất cả những ai muốn mang lại cho người khác trải nghiệm tuyệt vời nhất.




Hình ảnh những con sứa được quay lại bằng máy quay Phantom với tốc độ 300 FPS


Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Tất cả đều được thực hiện ngay bể chứa sứa ngay trong studio




Hình ảnh con sứa trong mặt đồng hồ đã được lật ngược. Trong quá trình ghi hình, chúng đã bơi hướng về phía ánh đèn đặt bên dưới bể chứa, do đó các nhiếp ảnh gia cũng phải lật ngược màn hình 180 độ để chụp


Bí mật đằng sau thiết kế mặt đồng hồ Apple Watch

Có thể trên mặt đồng hồ, bạn khó có thể nhìn được con sứa một cách chi tiết, nhưng độ phân giải của nó đã được giảm xuống 10 lần so với ban đầu là 4096 x 2304




Mối lần bạn lắc cổ tay để mở màn hình lên, một hình ảnh khác lại xuất hiện




Quá trình nở của những đóa hoa được ghi lại dưới dạng time lapse chứ không chỉ đơn thuần là hình động




Đội ngũ thiết kế đã dành rất nhiều thời gian đê chụp loại toàn bộ quá trình đập cánh của nhiều loài bướm




Nhóm đã thiết kế lại phiên bản khác của font San Francisco để phù hợp với giao diện Apple Watch, cho phép có thể dễ đọc được dù ở bất cứ kích thước nào​



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: