Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Smartphone khoá mạng lên ngôi tại Việt Nam

Smartphone khoá mạng lên ngôi tại Việt Nam

Từ iPhone 5c giá 3,5 triệu cho đến các mẫu Xperia hay Galaxy của nhà mạng AU, Docomo, thị trường di động xách tay trong nước đang bị thống trị bởi các sản phẩm khoá mạng.


Thị trường smartphone trong nước ảm đạm


Smartphone khoá mạng lên ngôi tại Việt Nam


Điện thoại khoá mạng lên ngôi


Không phải đến 2015, smartphone khoá mạng mới được yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là thời điểm máy quốc tế thất thế toàn diện trước hàng khoá mạng.


Dạo quanh thị trường di động xách tay, ngoại trừ iPhone 6, 6 Plus, máy khoá mạng đang là nguồn sống của các cửa hàng. Đầu tháng 4, thị trường sôi sục bởi iPhone khoá mạng Nhật giá 3,5 triệu đồng kèm SIM ghép. Một năm trước, iPhone 5c xách tay có giá xấp xỉ 10 triệu đồng.


Trước khi iPhone 5c gây bão, nhiều máy khoá mạng khác vẫn đóng vai trò tâm điểm thị trường. Người dùng Android chủ yếu chọn những sản phẩm như Galaxy S5 AU giá xấp xỉ 6,5 triệu đồng, hay Sony Xperia Z3 (AU, Docomo, Softbank) giá khoảng 10 triệu đồng.


Ngay với iPhone 6, 6 Plus, không ít người cũng chọn máy khoá mạng để tiết kiệm một khoản tiền lớn (thông thường khoảng 2 triệu đồng).


Lí giải cho việc máy khoá mạng phát triển bùng nổ, anh Trung Trí - kĩ thuật viên một cửa hàng di động trên phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, giá rẻ là yếu tố đầu tiên khiến người dùng quan tâm đến dòng sản phẩm này. Cùng một model, máy khoá mạng rẻ hơn 1,5 đến 3 triệu đồng so với bản quốc tế. Chẳng hạn, Sony Xperia Z3 quốc tế có giá 12 triệu đồng, trong khi bản khoá mạng chỉ hơn 10 triệu.


Một nguyên nhân quan trọng khác khiến người dùng yêu thích máy khoá mạng, theo anh Trí, là chất lượng máy. Anh này cho biết, trước đây, máy khoá mạng khiến người dùng nghi ngờ về chất lượng sóng, cập nhật phần mềm khó khăn, nhiều lỗi vặt. Hiện tại, máy khoá mạng gần như không khác biệt so với bản quốc tế.


Chẳng hạn, SIM ghép cho iPhone 5c khoá mạng khắc phục được hầu hết lỗi thường gặp, chỉ còn 2 điểm khó chịu là người dùng buộc phải lưu danh bạ đầu +849xxx và không gọi *101# để kiểm tra tài khoản. Về danh bạ, người dùng cần cài một ứng dụng để chuyển đổi đầu số, trong khi việc kiểm tra tài khoản người dùng có nhiều cách khác để làm.


Với các dòng máy Android, công nghệ bẻ khoá tinh vi bằng phần mềm, số lượng bản ROM phong phú khiến cho người dùng đôi khi không phân biệt được giữa máy quốc tế và máy khoá mạng. Giá rẻ, chất lượng ổn, máy khoá mạng dễ chiếm cảm tình của người dùng.


Máy quốc tế đi về đâu?


Anh Nguyễn Tuấn Anh - đại diện một hệ thống kinh doanh smartphone xách tay trên đường Cầu Giấy nhận định, dù gặp khó, máy quốc tế vẫn có chỗ đứng nhất định. “Thông thường khi một sản phẩm mới ra mắt, máy quốc tế sẽ sớm về nước. Trong khi đó, máy khoá mạng buộc phải đợi người ta tìm cách mở khoá. Những người muốn sớm trải nghiệm các siêu phẩm di động sẽ chọn máy quốc tế, tránh tình trạng chờ đợi”, anh này cho hay.


Bên cạnh đó, lợi thế lớn nhất của máy quốc tế là khả năng cập nhật phần mềm. Người dùng máy khoá mạng Android không thể cập nhật hệ điều hành chính thống mà phải dựa vào các bản ROM để trải nghiệm tính năng mới. Các bản ROM này hiện có số lượng nhiều, chất lượng cũng tốt nhưng không ổn định như bản cập nhật chính thức.


Trường hợp của iPhone hơi khác biệt hơn. Trong một số trường hợp, người dùng iPhone khoá mạng (dùng SIM ghép) vẫn có thể cập nhật bản iOS mới. Chẳng hạn iPhone 5c khoá mạng mới đây có thể cập nhật lên iOS 8.3, nhưng với bản cập nhật lớn (chẳng hạn từ iOS 8 lên iOS 9), mọi chuyện không dễ dàng như vậy.


Bên cạnh đó, không phải sản phẩm nào cửa hàng cũng nhập được các bản khoá mạng giá rẻ từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó, máy quốc tế sẽ là lựa chọn duy nhất của người dùng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: