Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

8 sai lầm dân công sở thường gặp khi dùng di động

8 sai lầm dân công sở thường gặp khi dùng di động

Smartphone là vật bất ly thân của nhiều người, trong đó có cả dân văn phòng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách dùng di động sao cho không bị sếp hay khách hàng phật ý?


8 việc có lẽ chúng ta đã quên cách làm nhờ có smartphone


8 sai lầm dân công sở thường gặp khi dùng di động


Trong khảo sát của Kessler International, các giám đốc cho rằng, việc sử dụng điện thoại di động không đúng lúc, đúng mục đích sử dụng, là lỗi vi phạm các quy tắc xã giao đầu bảng của nhân viên. Giám đốc điều hành Kessler, Susan Peterson, nhận định môi trường công sở đã thay đổi đáng kể trong 30 năm qua nhưng không phải theo chiều hướng tốt hơn.


Theo Rachel Wagner, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Rachel Wagner Etiquette and Protocol, công ty chuyên cung cấp các khóa đào tạo về nghi thức kinh doanh, dưới đây là 8 sai lầm dân văn phòng thường gặp khi sử dụng smartphone tại nơi làm việc:


Kiểm tra điện thoại khi gặp khách hàng


Khi đang nói chuyện trực tiếp, bạn không bao giờ nên trả lời một tin nhắn/cuộc gọi nào không khẩn cấp. Hãy đặt điện thoại ra xa và để nó yên, nếu không, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn đang chờ đợi một thứ quan trọng hơn là họ.


Pete Czech, nhà sáng lập một đại lý kỹ thuật số, kể về kinh nghiệm của mình: 2 phút sau cuộc họp, anh nhận được tin nhắn về vấn đề bức thiết. “Tôi nhấc điện thoại lên, nhìn màn hình rồi đặt ngay xuống”. Tuy vậy, vị khách hàng kia đã đứng lên và rời khỏi phòng.


Đặt điện thoại lên bàn khi có ai đó trong văn phòng


Bằng cách này, bạn đang gửi đi thông điệp rằng điện thoại là thứ còn quan trọng hơn người đó, dù đó là đồng nghiệp, khách hàng hay khách thông thường. Hãy để điện thoại trong túi, trong vali hay ngăn kéo khi có ai đó ghé qua.


Xem điện thoại khi đang dự sự kiện


Bạn ở đó để nói chuyện với người khác chứ không phải để lướt mạng xã hội. Cũng có những người cảm thấy thiếu tự tin nên họ chỉ chăm chăm nhìn vào màn hình. Tuy nhiên, Wagner khuyên hãy tập trung 100% vào người bạn đang đối thoại cùng.


Kiểm tra email khi gặp gỡ khách hàng


Nếu chỉ nhìn điện thoại, bạn sẽ không dành toàn bộ sự chú ý vào người đang diễn thuyết, đây là thói quen lỗ mãng. “Một số khách hàng của tôi nói điều này khi bắt đầu vào cuộc họp: đó là “Đây chỉ là cuộc họp 30 phút thôi, vì vậy chúng tôi sẽ cảm kích nếu mọi người không đụng đến điện thoại cho tới phút cuối”, Wagner chia sẻ.


Đặt điện thoại lên bàn khi ăn cùng đối tác


Đó có thể là thói quen: khi ngồi xuống bàn ăn, bạn thường đặt điện thoại bên bát đũa của mình. Tuy nhiên, khi ngồi cạnh đối tác hoặc sếp cao hơn, tốt nhất hãy cất điện thoại đi. Wagner thường nhắc cấp dưới trẻ hơn rằng điện thoại không phải là thứ nên xuất hiện tại những chỗ như vậy.


Hét vào điện thoại


Mọi người nói chuyện điện thoại lớn tiếng là một trong những lỗi lớn nhất. Họ quyên rằng điện thoại có những microphone rất tinh vi và mạnh mẽ. Đừng la hét, hãy nói chuyện như một người bình thường.


Gọi điện cá nhân trong phòng làm việc


Có lẽ ai cũng từng rơi vào trường hợp nghe điện thoại của vợ/chồng, bạn bè về cuộc hẹn tối nay; hay nghe điện thoại nhưng mất bình tĩnh, tranh cãi, thảo luận các thông tin cá nhân tại văn phòng. Từ nay về sau, khi gặp phải những cuộc gọi như vậy, hãy tìm một nơi riêng tư, nơi không có người để tự do “đàm đạo”.


Đặt “Animals” của Marroon 5 làm nhạc chuông


Đây là điều thường gặp ở văn phòng. Tuy là yếu tố nhỏ nhặt nhưng việc đặt chuông điện thoại là các bài hát sến, thị trường, ầm ĩ… sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên không đẹp trong mắt sếp hay đối tác. Tốt nhất khi đến nơi làm việc, bạn nên để chế độ im lặng hoặc rung, tránh làm phiền người khác.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: