Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch

Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch

Đối với một sản phẩm phải sạc mỗi ngày như Apple Watch thì một cái dock sạc để bàn sẽ giúp người ta sạc nó tiện lợi hơn, đồng thời cũng làm cho chiếc bàn thêm phần đẹp đẽ và ngăn nắp. Mời các bạn xem qua một số sản phẩm dock sạc được thiết kế riêng dành cho Apple Watch, có nhiều loại dock làm bằng nhựa, kim loại, gỗ hoặc thậm chí là bọc da, bên dưới mỗi chiếc để có tích hợp lỗ để đặt đế sạc nên chỉ cần đặt đồng hồ lên là nó sẽ sạc ngay lập tức. Giá của mỗi chiếc dock trong bài viết này dao động từ 20 USD cho đến 129 USD.


Trên tay và đánh giá nhanh Apple Watch.


1. Navitech: Apple Watch Series Dock ($35 - $40)


Bản gỗ (Oak Wood) giá 35 USD, bản nhôm 40 USD. Dock sạc tích hợp chip IC quản lý điện chống tình trạng sạc lố, sau khi sạc đầy nó sẽ chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng. Mà thật ra thì Apple Watch đã có sẵn tính năng này rồi.


Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch


2. Nomad: Stand for Apple Watch ($60)


Thiết kế đơn giản và tinh tế, dock làm bằng nhôm, có hai màu bạc hoặc xám, đế sạc được giấu bên dưới bề mặt và đi dây dọc theo mép ngoài của dock cho nên nhìn rất gọn gàng.


Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch


3. Pad & Quill: Luxury Pocket Stand for Apple Watch ($70)


Dock bằng gỗ, làm bằng tay, có hai màu: Cherry hoặc Mahogany. Dock này có thể gập lại để mang đi du lịch và mở bung ra để dựng ở trên bàn, bên dưới dock cũng có chỗ để gắn sạc.



4. Spigen: Apple Watch Stand ($20)


Dock có giá rẻ nhất trong số này dành cho Apple Watch nhưng cũng rất đẹp, phỏng theo thiết kế chân để bàn của máy tính iMac. Dock được làm bằng nhôm và cũng được tích hợp đế sạc bên dưới bề mặt để có thể sạc cho Apple Watch khi bạn đặt nó lên.



5. Twelve South: HiRise for Apple Watch ($50)


Dock làm bằng kim loại, giá có vẻ mắc bởi vì nhìn dock hơi xấu.



6. Griffin Technology: WatchStand ($30)


Làm bằng nhựa, kiểu dáng hơi cao so với những loại dock kể trên. Điểm đặc biệt của chiếc dock này đó là bạn có thể quấn dây sạc xung quanh thân dock, sau đó ấn đầu dock từ trên xuống để đóng nắp lại, che được phần dây thừa. Nhờ đó, bạn có thể giấu hoàn toàn đế sạc cùng với dây cáp vào bên trong. Ngoài ra phía dưới dock, chỗ chân đế phía trước có một cái gờ được làm cao lên, nếu thích thì bạn có thể kê iPhone hoặc điện thoại vào đó cũng được.


Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch


7. CalypsoCrystal: TimelessMoment ($129)


Loại dock duy nhất trong số này được dọc da với các màu trắng, đỏ, cam và đen. Giá của nó cũng rất mắc, 129 USD. Phía trên của dock có lỗ đặt đế sạc và bên dưới dock có rãnh để luôn dây cáp.


Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch


8. Dodocase: Charging Stand for Apple Watch ($100)


Dock làm từ gỗ óc chó, mặt trên có chỗ để lót đế sạc, thân dock được thiết kế lệch sang một bên để chúng ta có đủ không gian quấn cáp và cục sạc lại chung với nhau khi cần.


Đế sạc và đế để bàn dành cho Apple Watch


9. Howard Electronics: HEDock ($49)


Dock làm bằng nhôm, bề mặt được tráng một lớp urethane chống trầy.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: