Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa

Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa

iFixit là một trong những trang công nghệ chuyên mở các thiết bị để đánh giá về độ khó sửa chữa cũng như chi tiết các linh kiện bên trong. Lần này thiết bị trang iFixit đánh giá là MacBook Retina 2015, kết quả điểm số chiếc máy tính mới của Apple nhận được là 1/10 tính về mức độ sửa chữa.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Trước hết là thay đổi về sạc của MacBook Retina 2015, sử dụng cổng USB Type-C, dây có thể tháo rời khác với sạc của MacBook Pro hay MacBook Air trước đó. Trên hình là sạc iPad 10-watt, sạc MacBook Retina 29-watt và sạc MacBook Air Magsafe 2 60-watt, theo thứ tự tương ứng từ trái qua.



Bàn phím với cơ chế mới có tên gọi butterfly mechanism, ổn định hơn, giảm độ mỏng lên đến 40% do đó phần dày nhất của MacBook Retina 2015 chỉ có 13,1mm. Bàn rê chuột mới Force Touch Trackpad, cảm ứng được mức độ nhấn khác nhau.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


MacBook Retina 2015 được trang bị màn hình 13.3 inch, độ phân giải 2560 x 1600 pixel, mật độ điểm ảnh 227 ppi, tấm nền IPS LCD, bạn có thể thấy hình ảnh phóng to từ màn hình ở phía trên.



Tương tự như trên MacBook Air hay MacBook Pro, để có thể tháo phần nắp bên dưới cần mở những con ốc hình sao 5 cánh (pentalobe).


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Khá nhiều cáp kết nối giữa hai chi tiết, do pin và bo mạch chính của MacBook Retina 2015 được đặt trên nắp lưng phía dưới, khác với MacBook Pro Retina chỉ đơn thuần là tấm nhôm.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Sau khi dùng những dụng cụ chuyên dụng để tháo cáp kết nối, bạn có thể tách riêng được 2 phần của MacBook Retina 2015.



Bo mạch chính của MacBook Retina 2015 có kích thước nhỏ, phải dùng những dụng cụ chuyên dụng như thẻ nhựa, gắp, tuốc nơ vít 3 cạnh.... do đó việc tháo các chi tiết không đơn giản.



Tháo rời bo mạch chính, có kích thước nhỏ, điểm đặc biệt đây là máy tính đầu tiên của Apple không dùng quạt tản nhiệt, một phần do sử dụng vi xử lý Intel Core M xung nhịp 1.1 GHz hoặc 1.2 GHz dual-core (có thể tùy chọn vi xử lý 1,3 GHz) có nhiệt lượng toả ra ít hơn.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Bo mạch chính được thiết kế hai mặt, mặt thứ nhất bao gồm :



  • Phần màu đỏ : Vi xử lý Intel Core M

  • Phần màu vàng: Toshiba TH58TFT0DFKLAVF 128 GB MLC NAND Flash

  • Phần màu xanh dương nhạt: Broadcom BCM15700A2 có thể là chipset mạng.

  • Phần màu xanh dương đậm: Murata 339S0250 (có khả năng tương tự mô-đun Wi-Fi 339S02541trong iPad Air 2 )

  • Phần màu hồng : 980 YFE TM4EA231 H6ZXRI 49AQN5W GI

  • Phần màu cam : SK Hynix H9TKNNN4GDMRRR-NGM 4 Gb (512 MB) LPDDR3-SDRAM



Mặt thứ hai của bo mạch chính bao gồm :



  • Phần màu cam: Chip nhớ Toshiba TH58TFT0DFKLAVF NB2953 128 GB MLC NAND (Mặt bên cũng bao gồm 1 chip nhớ 128GB, tổng cộng là 256GB).

  • Phần màu vàng : vi điều khiển NXP 11U37 ;128 kB flash, 10KB SRAM

  • Phần màu xanh lá cây : cảm biến nhiệt độ SMSC 1704-2

  • Phần màu đỏ : RAM 8 GB LPDDR3 - Elpida / Micron FB164A1MA-GD-F

  • Phần màu xanh dương : Texas Instruments SN6508



Tiếp đến là tháo pin ra khỏi nắp bên dưới của MacBook Retina 2015, phần pin được dán bằng keo do đó phải dùng dụng cụ nhiệt mới có thể tách rời, sẽ khó khăn trong việc tháo và thay thế khi cần thiết.



Apple đã tận dụng tối đa không gian bên trong, phần khung nhôm cũng được phay chi tiết để áp dụng công nghệ pin lớp, cung cấp thêm 35% dung lượng pin.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Sau đó tới loa, theo iFixit có thể được phủ điện môi bên ngoài. Và nếu đây là một lớp điện môi, thì một số bằng sáng chế gần đây của Apple có thể gợi ý rằng hãng đang sử dụng các cụm loa để tạo thành một ăng-ten kép, giúp tối ưu hoá phần cứng.



Tiếp đến là bàn rê cảm ứng lực Force Touch Trackpad, sử dụng keo để gắn những chi tiết bên trong.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Một lần nữa Apple lại sử dụng keo, nhưng lần này dùng để gắn một lớp nhựa ngăn cách phía dưới bàn phím của MacBook Retina 2015.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Bàn phím với cơ chế mới có tên gọi butterfly mechanism.


Bên trong MacBook Retina 2015: Thiết kế tinh tế, rất khó sửa chữa


Hình ảnh toàn bộ chi tiết bên trong MacBook Retina 2015.



Kết luân, iFixit đánh giá MacBook Retina 2015 là một trong những thiết bị khó tháo và sửa chữa, với điểm số chỉ đạt 1 trên thang điểm 10. Những chi tiết làm cho MacBook Retina khó tháo và thay thế sửa chữa:



  • Vít pentalobe độc quyền, cần dụng cụ chuyên dụng để mở

  • Các cáp kết nối cũng làm cản trở việc tháo thiết bị

  • Cổng USB-C cố định bằng vít, đặt bên dưới khung hiển thị, phức tạp để thay thế.

  • Pin được gắn bằng keo, cũng cần thiết bị nhiệt chuyên dụng để tách, khó thay thế.

  • Các chi tiết như bộ vi xử lý, RAM, và bộ nhớ flash được hàn với bo mạch.

  • Màn hình không có lớp bảo vệ riêng biệt, mà là 1 cụm cố định, khi thay thế giá thành sẽ cao.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: