Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Canon sẽ sản xuất phiên bản mới cho ống kính 50mm f/1.2L USM

Canon sẽ sản xuất phiên bản mới cho ống kính 50mm f/1.2L USM

Ống kính Canon 50mm f/1.2L ra đời từ năm 2006 vừa được Canon Rumor cho rằng sắp được hãng này phát triển phiên bản thay thế có hình dáng nhỏ hơn một chút (Canon 50mm f/1.2L cũ nặng 592g), thấu kính mặt trước lớn hơn phiên bản cũ (Canon 50mm f/1.2L cũ có filter 72mm) và chắc chắn cấu trúc hệ thấu kính có sự thay đổi với lớp tráng phủ mới nhất, tăng tốc độ và hiệu suất tự động lấy nét.


Canon phát triển máy ảnh siêu zoom 100X với tiêu cự 2400mm


Canon sẽ sản xuất phiên bản mới cho ống kính 50mm f/1.2L USM


Về thời gian ra mắt, người ta dựa vào lộ trình thứ tự ra mắt theo khẩu độ ống kính f/1.8 rồi đến ống kính có f/1.4 rồi đến f/1.2. Ống kính sắp được Canon ra mắt là ống 50mm f/1.8 II có hệ thống lấy nét STM vào thời gian khoảng cuối tháng này, tin rò rỉ tiếp theo vào cuối năm nay sẽ là phiên bản nâng cấp của 35mm f/1.4L USM (ra đời năm 1998) và sau đó là 50mm f/1.2L II vào năm 2016.


EF 50mm f/1.2 L USM



  • EF: Electronic Focus - Hệ thống lấy nét mô-tơ trong ống kính. Ống kính EF có cơ chế lấy nét tự động với mô tơ điện tử gắn ngay trong ống kính. Thông tin giữa ống kính và thân máy được thực hiện thông qua các chân tiếp xúc điện tử. Các ống EF của Canon có cấu trúc ngàm phù hợp với tất cả các thân máy dòng EOS của Canon.

  • L: Luxury - Không có ý nghĩa chính xác chữ L này, đại khái là dòng ống kính có chất lượng tốt của Canon, "sang trọng" đắt tiền, có viền màu đỏ ở đầu ống kính.

  • USM: Ultra-Sonic Motor: Các ống kinh USM có gắn mô-tơ siêu âm. Có 2 loại ống USM: Một loại có vòng USM chất lượng tuyệt hảo và loại kia là ống micro-USM chất lượng kém hơn. Tất cả ống L USM đều sử dụng vòng USM, còn các dòng ống không có ký hiệu L, đặc biệt là các ống có giá thấp, đều sử dụng micro-USM.


EF 50mm f/1.2 L USM phiên bản cũ:



  • Gồm 8 thấu kính trong 6 nhóm

  • Vòng khẩu từ f/1.2 - f/16

  • Filter 72mm

  • Khoảng cách nét gần nhất: 0.45m từ cảm biến

  • Nặng 592g



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: