Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Hỏi Jack Ma từ A-Z về Alibaba

Hỏi Jack Ma từ A-Z về Alibaba

Cái tên Alibaba ra đời như thế nào, hiện tại nó lớn mạnh tới đâu, Jack Ma có gặp phải thất bại nào không? là những câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc.


CEO Alibaba, Jack Ma


- Jack Ma - ông chủ hãng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba là hình mẫu doanh nhân mà cả thế giới ngưỡng mộ. Từ căn hộ chung cư nhỏ với 18 người, đến nay Alibaba đã phát triển thành tập đoàn lớn mạnh với 30.000 nhân viên.


- Cái tên Alibaba ra đời như thế nào, hiện tại nó lớn mạnh tới đâu, Jack Ma có gặp phải thất bại nào không? Là những câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc.


Q: Hãy kể về kích thước của Alibaba và thương vụ IPO kỷ lục của công ty?


A: Chúng tôi có hơn 100 triệu người ghé thăm website và mua sắm mỗi ngày. Alibaba tạo ra 14 triệu việc làm tại Trung Quốc (tính cả gián tiếp và trực tiếp). Khởi đầu từ căn hộ cũ của tôi với 18 người, đến nay Alibaba đã có 30.000 nhân viên tại 4 trụ sở chính.


Tôi nhớ vào năm 2001, Alibaba đã từng tham vọng huy động được 3 triệu USD vốn đầu tư tại Mỹ nhưng không thành công. Vì vậy, chúng tôi đã trở lại và tăng “nhiều hơn một chút”: 25 tỷ USD. Đây không phải là tiền, nó là niềm tin của thế giới và của mọi người. Họ muốn chúng tôi làm tốt hơn công việc của mình và giúp đỡ nhiều người hơn. Đây cũng là một áp lực lớn dành cho tôi.


Q: Có phải ông từng bị trường đại học từ chối?


A: Để vào đại học ai cũng phải trải qua một bài kiểm tra đầu vào. Tôi đã thi trượt 3 lần. Tôi thất bại rất nhiều. Tôi cũng đã nộp đơn xin việc tại 30 vị trí khác nhau và bị từ chối.. Tôi cũng nộp đơn xin việc vào KFC khi cửa hàng đầu tiên được mở tại thành phố. Đã có 24 người nộp đơn, 23 được chấp nhận và tôi là người duy nhất bị từ chối.


Q: Cuộc sống của ông là minh chứng cho tuyên bố rằng không gì là không thể. Vậy nó tới từ đâu?


A: Khi còn trẻ tôi nói: “Mọi thứ đều có thể”. Bây giờ, tôi biết rằng không phải bất kể điều gì cũng có thể giải quyết được. Khi khởi nghiệp tôi chỉ mong có thể sống sót. Sau 3 năm, chúng tôi không tạo ra được đồng lợi nhuận nào. Tôi nhớ rất nhiều lần trả tiền ăn thì người chủ nhà hàng nói rằng: “Ma, hóa đơn của bạn đã được trả. Tôi là khách hàng sử dụng những nền tảng thuộc Alibaba của bạn. Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền từ đó và tôi biết bạn thì không. Vì vậy tôi trả hóa đơn cho bạn”.


"Rất nhiều người đã nói với tôi rằng, Alipay là ý tưởng ngu ngốc nhất tôi từng có" - Jack Ma.


Q: Ông đã nói về việc tạo sự tin tưởng. Việc đó được thực hiện như thế nào? Làm sao để có thể làm việc thông qua những tài khoản ký quỹ chưa cần thanh toán cho đến khi hàng hóa được chuyển đi?


A: Dịch vụ ký quỹ chính là Alipay. Nó là một quyết định lớn, bởi trong 3 năm đầu tiên, chúng tôi không làm việc được với bất cứ doanh nghiệp nào do không có phương thức thanh toán. Tôi đã nói với các ngân hàng và không ai muốn hợp tác cả. Họ nói, “Hệ thống này sẽ không bao giờ thực hiện được”. Họ không thích nó. Vì vậy, rất nhiều người sau khi nghe tôi kể về Alipay đều nói: “Đây là ý tưởng ngu ngốc nhất mà tôi từng có”. Tôi không quan tâm tới điều đó, miễn là khách hàng có thể sử dụng. Và hiện tại, đã có trên 800 triệu người đang dùng Alipay.


Q: Ông sẽ xử lý như thế nào khi chính quyền Bắc Kinh muốn thâm nhập vào tài liệu của Alibaba?


A: Nhìn chung, tôi không có bất kỳ vấn đề nào với chính phủ Trung Quốc. Tôi đã từng nói với họ rằng liên quan đến vấn đề bảo mật quốc gia hay chính sách chống khủng bố, chúng tôi có thể cùng trò chuyện. Với những vấn đề khác, câu trả lời sẽ là không.


Tôi nói: “Chúng tôi là một doanh nghiệp. Dữ liệu là vô cùng quan trọng”. Tôi biết rằng nếu đưa thông tin cho bất kỳ ai, nó sẽ là một thảm họa. Về các vấn đề riêng tư, như một câu mà người xưa vẫn nói: “Thà giữ tiền dưới gối, còn hơn để trong ngân hàng”. Tuy nhiên, ngày nay các ngân hàng đã biết cách bảo vệ tiền tốt hơn. Với những vấn đề liên quan đến bảo mật, tôi tin thế hệ trẻ ngày nay sẽ sớm tìm ra được giải pháp.


Q: Cái tên Alibaba đã ra đời như thế nào?


A: Khi mới bắt đầu, tôi nghĩ Internet có trên toàn cầu vì vậy công ty cũng nên có một cái tên toàn cầu và thật thú vị. Tại thời điểm đó, cái tên tốt nhất mà tôi nghĩ đến là Yahoo! Ngay lập tức tôi nghĩ “Alibaba là một cái tên hay”. Lúc đó tôi đang ở một nhà hàng tại San Francisco và khi người bồi bàn đến, tôi hỏi cô ấy: “Bạn có biết Ali Baba không?” Cô ấy nói: “Vừng ơi mở ra”. Vì vậy, tôi liền xuống phố và hỏi khoảng 10 – 20 người câu hỏi tương tự. Họ đều biết Ali Baba. Tôi quyết định đặt tên như vậy, nó là một cái tên hay. Thêm vào đó, Alibaba bắt đầu bằng “A” – ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái vì vậy tôi hy vọng công ty sẽ luôn đứng trong top đầu.


Q: Alibaba sẽ phát triển tới đâu?


A: Tôi hy vọng Alibaba có thể phục vụ 2 tỷ khách hàng cả trong và ngoài Trung Quốc. Chúng tôi đã giúp những nông dân tại Washington (Mỹ) bán 300 tấn cherry vào năm ngoái. Các đơn đặt hàng đã được nhận từ trước và có tổng cộng hơn 80.000 gia đình đặt mua cherry. Chỉ trong vòng 49 giờ, tất cả số cherry đã được bán hết. Chúng tôi thậm chí còn nhận được rất nhiều bức thư phàn nàn rằng “Tại sao chỉ có 300 tấn”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: