Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Các ứng dụng sẽ chạy trên Apple Watch "lung linh" như thế nào?

Các ứng dụng sẽ chạy trên Apple Watch "lung linh" như thế nào?

Dù còn chưa chính thức ra mắt, Apple Watch đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Và không ít những chuyên gia sáng tạo đã hiện thực hóa concept hoạt động của Apple Watch với các ứng dụng quen thuộc như Mint, Uber hay Google Translate...


Là một trong những sản phẩm được chờ đón nhất hiện nay, Apple Watch không ngừng khiến cộng đồng tò mò và háo hức với sự xuất hiện của nó. Thế nhưng Apple vẫn là Apple, ngoài những hình ảnh đầu tiên về thiết bị này được công bố vào năm ngoái, chúng ta vẫn chẳng thể có thêm một luồng thông tin nào về sản phẩm này ngoài những ... đồn đoán của giới công nghệ.


Apple Watch


Thế nhưng trong lúc chúng ta vẫn đang chờ đợi những cập nhật thông tin mới từ Apple, đã có một nhóm những người đam mê thiết kế đã bắt tay vào việc "hiện thực hoá" concept hoạt động của chiếc Apple Watch. Mang tên The Letter Society, đây là nơi những người có cùng đam mê tụ họp lại để cùng nhau vượt qua các thử thách. Và với thử thách về ý tưởng phần mềm chạy trên chiếc Apple Watch, họ đã cho ra đời rất nhiều thiết kế ấn tượng. hãy cùng xem nhé:


Uber



Là một dịch vụ nổi đình nổi đám trong năm 2014, Uber đã được một nhà thiết kế 22 tuổi mang tên Ryan Brownhill sử dụng làm mục tiêu của mình. Thay vì cố gắng "" nguyên xi các tính năng của Uber lên chiếc đồng hồ thông minh này, anh chàng hiện đang làm việc cho IBM này đã tạo ra một phiên bản đơn giản hoá cho Uber, khi bạn chỉ cần xác định vị trí đang đứng, chọn loại xe bạn muốn và bắt đầu liên lạc để gọi xe (vẫn phải thanh toán thông qua iPhone). Mẫu thiết kế này tỏ ra hết sức tinh giản và thân thiện, thậm chi nếu có thể kết hợp được với Apple Pay, bạn sẽ có thể dùng Uber mà chẳng cần chiếc iPhone nữa.



Apple Watch


Swarm



Một thiết kế khác đến từ Nathan Boyd, 24 tuổi và hiện đang sống ở miền Nam California lại muốn biến ứng dụng Swarm yêu thích của anh trở nên thuận tiện hơn. Swarm là một mạng xã hội chia sẻ địa điểm, nơi bạn có thể biết những địa điểm hấp dẫn xung quanh mình, cũng như chia sẻ địa điểm yêu thích cùng với bạn bè. Bằng cách đơn giản hoá chức năng, Swarm trong thiết kế của Nathan chỉ tập trung vào các yếu tố cơ bản nhất: Check-in, sử dụng sticker và thêm địa điểm đang đứng thông qua Foursquare (đơn vị tạo ra Swarm). Bạn cũng có thể biết được những ai đang ở gần bạn trong danh sách, để rồi quyết định có gặp họ hay không.




Google Translate


Apple Watch


Là ứng dụng phiên dịch mạnh mẽ nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, không có gì khó hiểu nếu một ai đó muốn đem Google Translate lên phiên bản Smart Watch. Fran Palmer, một nhà thiết kế nữ 25 tuổi ở FCB ở Chicago đã biến ý tưởng này thành sự thật, xoá bỏ đi những ý kiến nơi cô ở cho rằng những chiếc đồng hồ thông minh chỉ là "thứ đồ chơi đắt tiền vô dụng". Với phiên bản thiết kế này, Google Translate sẽ tập trung vào khả năng phiên dịch thông qua chữ viết tay và quan trọng nhất: giọng nói. Hãy thử tưởng tượng, bạn chỉ cần phiên dịch một điều gì đó bằng cách đưa cổ tay lên và thì thầm vài lời vào chiếc Apple Watch, thật tuyệt đúng không!




Mint



Concept đáng chú ý cuối cùng trong danh sách này là concept của Mint - một ứng dụng quản lý chi tiêu hàng ngày. Jake Nolan, một nhà thiết kế 25 tuổi sống tại Five & Done, California đã tìm cách biến ứng dụng hữu ích nhưng có phần hơi rắc rối này thành một người bạn thực sự cho những chi tiêu hàng ngày. Với thiết kế này, những dòng thông báo quan trọng nhất về tình hình tài chính của bạn, bao gồm hoá đơn phải chi trả, hạn nộp tiền, ... sẽ được thông báo và "nhảy trang" liên tục. Thành thực mà nói thì dù đây là một thiết kế rất đẹp mắt, việc phải nhìn đống hoá đơn hiện đi hiện lại trước mắt quả thật không dễ chịu chút nào.



Apple Watch



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: