Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Trên tay và những ấn tượng đầu tiên về Microsoft Surface 3

Trên tay và những ấn tượng đầu tiên về Microsoft Surface 3

Tuần trước, Microsoft trình làng tablet tầm trung Surface 3 với trên nền tảng chipset Intel Atom. Hôm nay, Quản Trị Mạng mời các bạn đến với bài trên tay thiết bị này.


Microsoft ra mắt Surface 3 với giá bán khởi điểm 499$!


Bài viết được lược dịch theo bài review của Neowin.


Microsoft Surface 3


Với những ai từng sử dụng một thiết bị thuộc dòng Surface thì sản phẩm mới này cũng sẽ đem lại trải nghiệm quen thuộc tương tự. Surface 3 là một tablet vuông vức, đi kèm giá đỡ máy và bút cảm ứng. Nhìn chung, đây là một thiết bị đẹp mang hới hướng hiện đại và năng động.



Trong hộp của Surface 3, ngoài một bàn phím Type Cover còn có một dây sạc mới. Microsoft đã lược bỏ cổng sạc nam châm và thay vào đó là cổng sạc microUSB. Có thể nói, giờ đây Surface 3 đã dễ dàng sạc hơn với bất kì sạc chuẩn microUSB nào nhưng sẽ sạc chậm hơn do hầu hết các cổng USB hiện nay chưa hỗ trợ nguồn điện 13W.



Mặt trước máy là màn hình 10,8 inch độ phân giải 1.920 x 1.280 đạt 214 ppi và có tỉ lệ màn hình 3:2. Đây là một điểm đáng khen cho thiết bị này vì tỉ lệ màn hình trên sẽ thuận lợi cho các thao tác máy dưới dạng một tablet.


Ngoài ra, sản phẩm có một logo Windows cũng là nút chức năng và camera trước độ phân giải 3,5 MP hỗ trợ quay video 1080p.


Microsoft Surface 3


Mặt sau của máy khá đơn giản với một camera độ phân giải 8 MP hỗ trợ quay video 1080p và 1 kickstand.


Microsoft làm kickstand trên dòng Surface rất tốt, tạo cảm giác chắc chắn và vững vàng với 3 chế độ đặt máy.



Cạnh phải của máy đặt khá nhiều cổng kết nối bao gồm: jack cắm tai nghe 3,5 mm, cổng sạc microUSB, cổng USB và cổng mini Display Port. Cạnh trái của máy là nơi đặt khe đọc thẻ nhớ SD card.



Cạnh trên sẽ là nơi đặt phím nguồn và cụm phím tăng giảm âm lượng.


Microsoft Surface 3


Cạnh dưới không đặt một phím chức năng nào do đây là nơi đặt khớp nối nam châm để kết nối Surface 3 với bàn phím rời.


Surface2 vs Surface 3 vs Surface Pro 3​


Khi so sánh với đàn anh Surface 2, thiết bị mới mỏng và nhẹ hơn hẳn tuy sở hữu một màn hình lớn hơn. Surface 3 chỉ dày 8,7 mm và nặng 622g (Surface 2 là 8,9 mm và nặng 676g).



Về phần cứng, khác với "đàn anh" Surface 2, Microsoft đã trang bị chip xử lý Intel Atom mới nhất x7-z8700 xung nhịp 1,6 GHz với công nghệ Intel Burst cho khả năng ép xung lên 2,4 GHz. Tùy vào cấu hình máy, Surface 3 sẽ có RAM giao động từ 2 đến 4GB. Khi bán ra, thiết bị này sẽ chạy Windows 8.1.


Vì hướng đến phân khúc tầm trung nên Surface 3 có 4 tùy chọn cấu hình với mức giá giao động từ 499 USD đến 699 USD:



  • 499 USD: 2GB RAM, bộ nhớ 64GB

  • 599 USD: 4GB RAM, bộ nhớ 128GB

  • 599 USD: 2GB RAM, bộ nhớ 64GB, hỗ trợ mạng LTE

  • 699 USD: 4GB RAM, bộ nhớ 128GB, hỗ trợ mạng LTE


Tạm kết


Microsoft Surface 3


Nhìn chung, Microsoft Surface 3 là một thiết bị đẹp, trẻ trung và mang lại cảm giác chắc chắn trong các thao tác. Với cấu hình tốt và tương lai sẽ được update lên HDH Windows 10, Surface 3 là một sự lựa chọn hợp lý cho nhu cầu công việc cũng như giải trí đa phương tiện.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: