Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Cuộc chiến Internet giữa Trung Quốc với Google tiếp diễn

Cuộc chiến Internet giữa Trung Quốc với Google tiếp diễn

Trung tâm Internet Trung Quốc (CNNIC) hôm qua lên tiếng chỉ trích việc Google dừng chấp nhận chứng chỉ bảo mật do tổ chức này cấp cho các trang web.


Đặt hoa tiễn biệt bên ngoài trụ sở Google Trung Quốc khi hãng tìm kiếm phải đóng cửa cơ sở này
Đặt hoa tiễn biệt bên ngoài trụ sở Google Trung Quốc khi hãng tìm kiếm phải đóng cửa cơ sở này


Quyết định của Google là không thể chấp nhận và không thể hiểu được”, CNNIC, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lí về tên miền Internet trong lãnh thổ Trung Quốc, thông báo trên website chính thức.


Google hôm 1/4 ra thông báo sẽ không thừa nhận chứng chỉ bảo mật của CNNIC. Điều này đồng nghĩa với việc người sử dụng Google Chrome, trình duyệt phổ biến nhất thế giới hiện nay, sẽ nhận được cảnh báo khi truy cập vào các trang web do CNNIC xác thực.


Quyết định đưa ra sau khi Google và CNNIC cùng tiến hành rà soát lỗ hổng an ninh trên các website. Từ tuần trước, Google tố cáo CNNIC cho phép công ty MCS Holdings, có trụ sở tại Cairo, cung cấp các xác thực không được phép. Theo Google, việc này tạo điều kiện cho các cuộc tấn công man-in-the-middle (dạng tấn công trì hoãn các kết nối từ máy người dùng đến máy chủ và qua đó có thể kiểm soát, đánh cắp thông tin hay tấn công máy người dùng).


Đây là sự va chạm mới nhất giữa hãng tìm kiếm khổng lồ với chính quyền Trung Quốc. Từ năm 2010, Google đã phải đóng cửa công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc do bị kiểm duyệt, và hiện tại, hầu hết các dịch vụ của hãng đều không thể truy cập từ nước này.


Ảnh hưởng trực tiếp của việc này có thể không quá lớn nhưng lại diễn ra đúng vào thời điểm nhạy cảm, khi Trung Quốc đang bị cáo buộc là nguồn gây ra cuộc tấn công DDoS vào một số trang web, trong đó có trang New York Times bản tiếng Trung vốn bị chặn ở nước này, vài tuần qua. Và do đó, có thể khiến cho các cảnh báo về an toàn đối với sản phẩm công nghệ xuất xứ Trung Quốc được tăng thêm một bậc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: