Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

9 vấn đề lớn Apple đã phải giải quyết để tạo ra Apple Watch

9 vấn đề lớn Apple đã phải giải quyết để tạo ra Apple Watch

Từ việc lên ý tưởng, phát triển và tạo nên sản phẩm, Apple đã tốn nhiều công sức để tạo ra sản phẩm Apple Watch hoàn thiện cuối cùng. Apple mất hàng năm trời để kết hợp thiết kế và kỹ thuật truyền thống của mình vào chiếc smartwatch đầu tiên, thứ có thể giúp bạn trả lời tin nhắn và cuộc gọi từ cổ tay, gửi tới bạn thông tin ngay tức thời về sức khỏe của bạn và hơn thế nữa.


Apple Watch kì vọng bán được 1 triệu chiếc chỉ trong 3 ngày?


Khởi đầu của Apple Watch, giám đốc công nghệ của Adobe, ông Kevin Lynch đã tham gia vào nhóm phát triển từ đầu năm 2013 và đã ngay đứng vào một vị trí vô cùng khó khăn. Nhóm của ông đã chấp nhận đương đầu với hàng loạt những thách thức trước khi mang tới cho người dùng chiếc smartwatch thế hệ đầu tiên của Apple.


Dưới đây là 9 thử thách lớn nhất mà hãng đã phải vượt qua để tạo ra Apple Watch


1. Áp lực công việc trong thời gian dài.


Nhóm phát triển phần mềm đã làm phải rất cố gắng để tạo ra giao diện người dùng cho sản phẩm, và họ tự hỏi rằng "Làm sao để thiết bị này có thể gắn liền với đời sống của người dùng" và "Nó sẽ mang lại điều gì mới mẻ khi được đeo trên tay"? Để giải quyết những bài toán này, nhóm phát triển đã phải làm việc thâu đêm, với một lịch làm việc điên rồ. Lí giải cho điều này , "Mọi người trở nên sáng tạo và mạnh mẽ nhất khi họ thực sự mệt mỏi" (Trích dẫn từ một show truyền hình của đài NBC)


2. Giảm sự ảnh hưởng từ điện thoại.


Ông Kevin Lynch cho hay: "mọi người nhìn quá nhiều vào màn hình điện thoại", và chiếc Smartwatch này cần thay đổi điều đó thông qua việc lọc hết những gì không cần thiết "và chỉ giữ lại những thông tin thật sự quan trọng".


Smartwatch sẽ thay đổi thói quen sử dụng điện thoại của người dùng?

Smartwatch sẽ thay đổi thói quen sử dụng điện thoại của người dùng?


3. Tiến hành thử nghiệm trên iPhone.


Mặc dù Apple Watch sẽ không bao giờ giống như một chiếc iPhone đeo trên cổ tay, tuy nhiên theo như nhóm thử nghiệm sản phẩm "nó từng là một chiếc iPhone gắn vào dải băng dính". Mọi yếu tố "cứng và mềm" của chiếc Apple Watch được thể hiện trên một ứng dụng ảo, và việc vặn chiếc "núm" thì không hề giống trong thực tế.


4. Apple Watch phải thật thoải mái khi đeo.


Trưởng nhóm phát triển cho biết, nguyên mẫu đầu tiên đeo rất đau tay. Bạn sẽ cảm thấy rất đau khi đưa tay lên để xem đồng hổ, dù chỉ 30 giây ngắn ngủi.


5. Tìm cách khiến người dùng sử dụng smartwatch ít hơn.


Tránh việc người dùng sẽ nhìn vào cổ tay họ cả ngày, một việc không hề thoải mái chút nào, nhóm phát triển của Apple đã gửi kèm theo một chú Robot được gọi là "Quickbroad" sẽ giúp bạn đọc tin nhắn và gợi ý về các khả năng phản hồi. Cuối cùng, nhóm của Kevin Lynch thử nghiệm phần mềm của Apple Watch thêm một lần nữa trước khi mọi sự tương tác kéo dài thêm 5 tới 10 giây.


Apple Watch vẫn mang trên mình vẻ hoàn thiện của các sản phẩm iDevices.

Apple Watch vẫn mang trên mình vẻ hoàn thiện của các sản phẩm iDevices.


6. Cung cấp đủ những tính năng nhưng không bao giờ cảm thấy thừa thãi


Apple không muốn người dùng liên tục cập nhật những thông báo, nhưng cũng sẽ thật chán nếu cắt giảm toàn bộ trải nghiệm người dùng. Vì thế nhóm phát triển đưa ra công cụ Glances, hoạt động giống như Control Center trên các thiết bị iOS khác. Bạn có thể vuốt từ dưới lên để xem các thông tin như kết quả thể thao hoặc tin mới nhất.


7. Chế độ rung phải hoạt động thật hoàn hảo.


"Taptic Engine" của Apple Watch là sản phẩm đầu tiên của Apple mang tới sự tương tác mới mẻ. Nhưng giám đốc thiết kế Jony Ive không muốn mọi rung động đều giống nhau. Sau khi thử nghiệm các âm thanh và độ rung trong hơn 1 năm, Jony Ive cho biết cuối cùng nhóm đã giải quyết được vấn đề nhờ vào một bộ những thông báo khác nhau cho tin nhắn, cuộc gọi, tin mạng xã hội và hơn thế.


8. Những dòng chữ nhỏ trở nên to hơn.


Nhóm phát triển Apple Watch đã xây dựng một giao diện hoàn toàn mới mang tên "San Francisco" giúp những dòng chữ nhỏ trông đẹp hơn trên một màn hình nhỏ của smartwatch. Các kí tự vuông hơn, nhưng được uốn cong ở các góc, giống như chính sản phẩm Apple Watch.


9. Tạo ra vừa đủ lựa chọn cho tất cả mọi người.


Không giống như các thiết bị trước đây của Apple, chúng chỉ được bán ra với số ít màu sắc, Apple muốn chiếc smartwatch của mình được tùy biến mạnh mẽ. Nhóm phát triển sản phẩm dựa trên 2 kích cỡ, 3 nhóm chất liệu, một tá dây đeo có thể thay đổi và một loạt mặt đồng hồ để chọn lựa cũng như nhiều sự biến tấu khác nhau trên giao diện. Đó chính là những add-on kỹ thuật số hiện trên giao diện, cung cấp thông tin về thời tiết, chứng khoán, mặt trăng, mặt trời và nhiều điều khác nữa.


Hai kích cỡ sản phẩm và vô số những lựa chọn về thiết kế.

Hai kích cỡ sản phẩm và vô số những lựa chọn về thiết kế.


Để tạo ra một sản phẩm như Apple Watch, có lẽ Apple đã phải làm nhiều hơn những điều kể trên. Còn thành quả của những quá trình đó ra sao? Hãy cùng chờ tới khi bạn có thể đeo một chiếc Apple Watch trên tay, bạn sẽ là người trả lời cho câu hỏi đó.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: