Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Thương mại điện tử đang tạo niềm tin cho người tiêu dùng?

Thương mại điện tử đang tạo niềm tin cho người tiêu dùng?

Trong năm 2014, cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (VECITA) cùng với hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiêu chuẩn hoá quy trình kinh doanh trên Internet.


Thương mại điện tử đang tạo niềm tin cho người tiêu dùng?

Còn khá nhiều người tiêu dùng chưa hài lòng với dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Hiện thời, vẫn còn một số trở ngại khi mua sắm hàng hoá – dịch vụ trên mạng

như rò rỉ thông tin cá nhân, giá bán chưa tốt, sản phẩm kém chất lượng…


Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cần cố gắng trong việc tạo niềm tin cho khách hàng.


Theo nhận xét của tổ chức thẻ tín dụng VISA, các thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để phát triển thương mại điện tử (TMĐT). Điều quan trọng là cơ quan quản lí và doanh nghiệp kinh doanh cần thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng với phương thức mua sắm – thanh toán trực tuyến.


Tuy nhiên, theo khảo sát của VISA thì khách hàng mua sắm trực tuyến vẫn còn lo lắng về bảo mật; sợ chất lượng hàng mua trên mạng không đúng với quảng cáo… Đặc biệt, khách hàng sợ nhất nếu người bán sử dụng thông tin của thẻ thanh toán vào mục đích khác.


Theo ghi nhận của VECOM thì có một số website kinh doanh TMĐT không an toàn và có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng. Một số người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, thông tin thẻ ngân hàng...


"Trở ngại về thanh toán trực tuyến trước đây đã không còn, hiện nay thương mại điện tử có trở ngại mới là an ninh thông tin cho người tiêu dùng". Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng đại diện VECOM phía Nam


Người tiêu dùng khi mua hàng hoá trực tuyến nên giao dịch ở các website chính thức, có hình thức thanh toán an toàn (qua ngân hàng hoặc cổng thanh toán hợp pháp).


Khi nhận xét về tình hình kinh doanh TMĐT, ông Nguyễn Thanh Hưng, phó chủ tịch VECOM cho biết, việc sợ lộ thông tin cá nhân đang trở thành một trong các yếu tố trở ngại cho giao dịch trên mạng. Các website TMĐT cần nâng chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn mua sắm trực tuyến… nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng.


Theo báo cáo tổng quan về ngành TMĐT năm 2013, có một số trở ngại khi mua sắm online được ghi nhận lại: sản phẩm kém chất lượng, giá không tốt, dịch vụ giao nhận không đạt chuẩn, người tiêu dùng lo ngại bị đánh cắp thông tin cá nhân…


VECOM đã phối hợp cùng với trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) thuộc VECITA xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trong giao dịch TMĐT với tên gọi SafeWeb. Các website TMĐT thuộc phạm vi cấp nhãn tín nhiệm SafeWeb bao gồm B2C (Business to Consumer), sàn giao dịch TMĐT và nhóm mua (Group-on).


Bà Bùi Thị Thanh Hằng, phó giám đốc trung tâm EcomViet tư vấn thêm, nhãn tín nhiệm SafeWeb sẽ giúp cho các doanh nghiệp TMĐT xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng. Thông qua chương trình SafeWeb, Ecom Việt sẽ giúp doanh nghiệp thẩm định toàn bộ tiêu chuẩn của website TMĐT, tiêu chuẩn hoá quy trình kinh doanh…


Theo thống kê của VECITA, hiện thời có khoảng 18 triệu người Việt có thói quen mua sắm online, chiếm hơn 50% tổng số người Việt có sử dụng internet. Số tiền mà người Việt mua sắm online ước tính khoảng 120 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), bằng 30% so với Indonesia và chỉ bằng 18% so với Trung Quốc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: