Bài viết này sẽ nêu lên những thay đổi quan trọng mà bạn có thể làm để cải thiện tính bảo mật cho tài khoản Google của mình. Nếu là một người thường xuyên sử dụng Internet thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản Google phải không? Đơn giản vì ta sử dụng rất nhiều các sản phẩm từ Google trên Internet như Google Search, Gmail, Chrome...
Với một tài khoản Google, bạn có thể sử dụng được hầu hết các sản phẩm của Google như Gmail, Play, Youtube... Do đó, tài khoản Google rất quan trọng và bạn cần nền biết cách bảo mật tài khoản để tránh bị mất cấp hoặc rò rỉ thông tin trên Internet.
Google cũng hiểu rõ điều này và luôn cung cấp các giải pháp để người dùng tăng tính bảo mật cho tài khoản. Bài viết này sẽ nêu lên những thay đổi quan trọng mà bạn có thể làm để cải thiện tính bảo mật cho tài khoản Google của mình.
1. Xác minh 2 bước (2-Step Verification)
2-Step Verification là tính năng bảo vệ 2 lớp cho tài khoản Google. Kẻ xấu không thể làm gì khi chỉ có một tài khoản và mật mã riêng của bạn vì phải vượt qua thêm một “lớp” bảo mật thứ 02 gắn liền với thiết bị cầm tay của bạn.
Tính năng này đòi hỏi người sử dụng phải khai báo số điện thoại thật của người sử dụng, vì thế nó sẽ gắn liền với tính riêng tư của người dùng. Và nếu không thích, bạn có thể bỏ qua.
Lời khuyên: Nên kích hoạt nó.
2. Tính năng chia sẻ gợi ý người dùng (Shared Endorsements)
Tính năng Shared Endorsements của Google kết hợp chặt chẽ mọi sinh hoạt của người sử dụng dịch vụ của Google để quảng cáo cho công ty. Vì thế, nếu bạn “+1”, theo dõi, review hoặc chia sẻ một sản phẩm hay công ty, bạn có thể là tạm thời là một “posterboy” mới cho sản phẩm hoặc công ty đó.
Lời khuyên: Nên tắt nó đi.
3. Email từ Google+
Tính năng mới này của Google cho phép những người đang theo dõi bạn trên Google+ có thể gửi email trực tiếp đến chính địa chỉ Gmail của bạn.Tính năng này có thể khá hữu ích nếu như bạn muốn liên lạc với một người nào đó mà bạn thích trên Google+. Song, ngược lại, bất kì ai giờ cũng có thể gửi mail thẳng tới Gmail của bạn, miễn là họ theo dõi bạn trên Google+.
Lời khuyên: Nên tắt nó đi.
4. Lịch sử duyệt web (Google Web History)
Google Web History sẽ lưu lại tất cả mọi thứ mà bạn tìm kiếm hay duyệt trên Chrome. Tính năng này có lẽ hữu ích nếu bạn muốn xem lại lịch sử các địa chỉ duyệt mà bạn đã lướt qua trước đó. Tuy nhiên, nếu lo ngại về tính riêng tư của mình, bạn cũng có thể tắt nó đi
Lời khuyên: Nên tắt nó đi.
5. Quyền về tài khoản (Account Permissions)
Google cung cấp cho người dùng một trang thiết lập riêng về các quyền khai tác tài khoản Google có tên là The Account Permissions. Điều này cho phép người dùng cấp phép sử dụng tài khoản cho các dịch vụ và ứng dụng của Google hoặc đã đăng ký.
Bạn có thể sử dụng trang web này để kiểm tra các ứng dụng, dịch vụ và các thiết bị có thể truy cập vào tài khoản Google của bạn, và cũng thu hồi truy cập một lần nữa.
Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên.
6. Các hoạt động gần đây (Recent activity)
Trang Recent activity sẽ thống kê các hoạt động có liên quan đến tài khoản của bạn như tạo, thay đổi hoặc xóa mật khẩu.
Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên
7. Ứng dụng mật khẩu (App Passwords)
App Passwords của Google cho phép người dùng sử dụng một mật khẩu phụ khi chương trình hay ứng dụng nào đó không hỗ trợ tính năng 2-Step Authentication. Tính năng này cho phép người dùng thiết lập và tạo ra những mật khẩu phụ để có thể sử dụng khi cần.
Lời khuyên: Bạn nên kiểm tra thường xuyên và loại bỏ nếu không cần thiết nữa.
8. Vô hiệu hóa Google+
Nếu bạn không sử dụng dịch vụ mạng xã hội của Google, bạn có thể muốn vô hiệu hóa nó. Google sẽ tạo sẳn cho bạn một tài khoản trên Google+ khi bạn tạo mới một tài khoản Google.
Lời khuyên: Nếu không sử dụng, hãy vô hiệu nó.
9. Thay đổi mật khẩu
Việc làm khá cần thiết cho bạn khi ai đó lừa bạn cung cấp mật khẩu tài khoản hoặc bạn có nghi ngờ về thống kê các hoạt động gần đây của tài khoản.
Lời khuyên: Thay đổi ngay khi cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét