Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Thương vụ Lenovo - IBM gây lo ngại an ninh

Thương vụ Lenovo - IBM gây lo ngại an ninh

Hãng máy tính nổi tiếng của Mỹ IBM đã đồng ý bán mảng máy chủ cho Công ty Lenovo của Trung Quốc với giá 2,3 tỉ USD, nhưng có lẽ thương vụ này còn là lời chúc phúc của các cơ quan an ninh Mỹ.


Thương vụ Lenovo - IBM gây lo ngại an ninh
Một cửa hàng của Lenovo tại Trung Quốc


Theo Wall Street Journal, vụ mua bán được chốt lại sau các cuộc đàm phán từ mùa xuân năm ngoái. Đây là thương vụ với một công ty nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ. Thỏa thuận dự kiến khép lại sau 6-9 tháng nếu được Ủy ban về đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) chấp thuận.


Năm 2005, hãng sản xuất máy tính Trung Quốc đã mua lại mảng máy tính cá nhân Thinkpad của IBM trong thương vụ lớn nhất thời điểm đó và trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới năm 2012.


Tuy nhiên vụ thâu tóm diễn ra trong thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ khiến giới luật sư cho rằng các cơ quan an ninh Mỹ sẽ soi kỹ thương vụ này. Washington sẽ phải cân nhắc kỹ vai trò của các máy chủ đối với các trung tâm dữ liệu của Mỹ, đặc biệt là những máy chủ của IBM được chính phủ sử dụng, vị trí của chúng so với các cơ sở chính phủ, quân đội. Bộ An ninh nội vụ Mỹ trước đó đã liệt công nghệ thông tin vào nhóm 18 cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất đối với an ninh quốc gia.


Kết quả bạn có năm 2005 có thể không phải là kết quả bạn nhận được năm 2014 dù cùng một người mua” - chuyên gia Farhad Jalinous thuộc Công ty luật Kaye Scholer nhận định và cho biết các lo ngại về an ninh sẽ khiến thỏa thuận khó được chấp thuận. Một số khác thậm chí đề cập khả năng vụ mua bán sẽ bị hoãn, thậm chí bị hủy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: