Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

100.000 chiếc phablet Trung Quốc được bán trong 30 phút

100.000 chiếc phablet Trung Quốc được bán trong 30 phút

Công ty điện thoại Xiaomi lại vừa lập thành tích mới vào ngày cuối tuần khi bán ra điện thoại cỡ to Redmi Note với giá chỉ 160 USD.


Phablet vốn kén người mua hơn so với điện thoại thông thường do nó là smartphone màn hình lớn. Tuy nhiên, Redmi Note với màn hình Full HD 5,5 inch vẫn nhanh chóng được tiêu thụ.


100.000 chiếc phablet Trung Quốc được bán trong 30 phút


Sản phẩm có giá chỉ hơn 3 triệu đồng này được trang bị cấu hình cao như chip 8 lõi 1,7 GHz, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, camera 13 megapixel, pin 3.200 mAh và chạy hệ điều hành Android 4.2.2. Máy đạt điểm benchmark là 28.000 trong bài kiểm tra của AnTuTu.


Xiaomi cũng giới thiệu một phiên bản có giá 129 USD nhưng cấu hình thấp hơn gồm chip 1,4 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 8 GB.


Ông chủ của Xiaomi là Lei Jun, doanh nhân mới 44 tuổi và được ví như "Steve Jobs của Trung Quốc". Xiaomi là một gương mặt rất mới trên thị trường di động, được thành lập năm 2010 và chỉ kinh doanh smartphone cách đây hơn 2 năm (từ tháng 10/2011). Tuy nhiên, các mẫu điện thoại của công ty này đều tạo được sức hút rất lớn, chẳng hạn đợt bán hàng đầu tiên với 50.000 máy được đặt mua hết sau chưa đầy 2 phút ngày 30/10/2011. Cuối năm 2013, Xiaomi cũng chỉ cần 4 phút để bán 100.000 điện thoại Hongmi 4,7 inch. Với một phablet 5,5 inch như Redmi Note thì thời gian 30 phút cho 100.000 máy cũng đủ ấn tượng.


Thành công của Xiaomi được ví như chuyện cổ tích của làng điện thoại di động bởi họ mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường smartphone nhưng đã qua mặt được "ông lớn" Apple tại Trung Quốc vào quý II/2013 theo thống kê của IDC (Samsung dẫn đầu, Xiaomi đứng thứ 6 còn Apple xếp thứ 7 về số lượng điện thoại được tiêu thụ).



TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: