Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

VNPT đặt mục tiêu lợi nhuận dưới 10.000 tỷ trong năm 2014

VNPT đặt mục tiêu lợi nhuận dưới 10.000 tỷ trong năm 2014

Nhận định tình hình kinh tế trong năm 2014 sẽ có sự phục hồi tích cực hơn so với năm 2013, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên VNPT chỉ đưa ra những mục tiêu tài chính mang tính chắc chắn và thận trọng cho năm mới.


Cụ thể, theo ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn thì mục tiêu tổng lợi nhuận năm 2014 sẽ chỉ là 9915 tỷ, tăng nhẹ 6,83% so với năm 2013 (9281 tỷ đồng). Tổng doanh thu là 120.883 tỷ so với con số 119.825 tỷ của năm 2013. Trong đó, doanh thu từ khách hàng phấn đấu tăng 10% so với năm 2013.


VNPT đặt mục tiêu lợi nhuận dưới 10.000 tỷ trong năm 2014


Lý giải cho sự thận trọng này, ông Hùng cho biết 2014 sẽ là năm mà VNPT chính thức hoạt động theo mô hình tổ chức SXKD mới được Chính phủ phê duyệt, hơn nữa thị trường viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục cạnh tranh gay gắt, cộng thêm sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ mới như OTT gây tổn thất doanh thu không nhỏ cho các mạng di động. Định hướng của Tập đoàn năm 2014, 2015 sẽ là tập trung nguồn lực vào những dịch vụ có khả năng sinh lời cao, khu vực đầu tư có hiệu quả; nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ; tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực: lao động, chi phí, vốn đầu tư.


Bên cạnh việc tiết giản chi phí, năng cao hiệu quả kinh doanh thì một nhiệm vụ trọng tâm của VNPT trong năm nay sẽ là tổ chức triển khai Đề án tái cơ cấu Tập đoàn ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức SXKD và tâm lý cán bộ nhân viên. Kèm theo đó là việc xây dựng các cơ chế kinh tế mới, phù hợp với mô hình tái cơ cấu, đảm bảo sự phát triển đi lên của Tập đoàn.


Một số giải pháp đã được nêu ra như Triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh dịch vụ di động, băng rộng cố định, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nội dung và CNTT; ban hành các gói cước linh hoạt có tính cạnh tranh cao; Tập trung xúc tiến cung cấp dịch vụ đối với khách hàng là các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp lớn và Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh quốc tế, xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực CNTT. Hiện tại, VNPT mới đang đầu tư ra 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar, tuy nhiên mức độ đầu tư được chính ông Hùng thừa nhận là chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của Tập đoàn.


Mặc dù vậy, VNPT sẽ không đầu tư một cách ồ ạt. Quan điểm mới của Tập đoàn là chỉ thực hiện đầu tư theo nhu cầu của thị trường và sẽ giám sát chặt chẽ hiệu quả của các dự án, nhất là từ những đơn vị thành viên. Trong danh mục đầu tư sẽ ưu tiên cho các dịch vụ di động, băng rộng, CNTT, dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng; tập trung phát triển các ứng dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh cũng là ưu tiên hàng đầu, khi VNPT sẽ tăng cường quản lý dòng tiền, duy trì kỷ luật tài chính, ông Hùng khẳng định.


Đồng thời, theo Đề án tái cơ cấu mới, Tập đoàn sẽ tiến hành phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị thành viên, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: