Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Quên mật khẩu iPhone, phải làm sao?

Quên mật khẩu iPhone, phải làm sao?

Thường thì rất khó có thể quên 4 số mật mã (passcode) mở iPhone nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Nếu bạn quên hoặc nhập sai passcode 6 lần trên iPhone hoặc iPad, thiết bị của bạn sẽ hiện thông báo "bị vô hiệu hóa" ("disabled"). Bạn phải làm gì trong trường hợp này?


Quên mật khẩu iPhone, phải làm sao?


Theo trang hỗ trợ của Apple, nếu bạn đã từng đồng bộ iPhone/iPad/iPod Touch với iTunes trên máy vi tính, bạn có thể cài lại passcode khác bằng cách hồi phục lại máy về trạng thái cũ:


1. Kết nối iPhone/iPad/iPod Touch với máy vi tính mà bạn thường sử dụng để đồng bộ iTunes, mở iTunes.

2. Nếu thiết bị này vẫn bị vô hiệu hóa, hoặc nếu iTunes không tự động đồng bộ hóa, hãy nhấn vào nút "Sync " ở phía dưới.

3. Sau khi đã hồi phục và đồng bộ hóa xong, hãy chọn hồi phục (Restore ) lại thiết bị.

4. Sau đó, khi đang cài đặt máy trong mục iOS Setup Assistant, chọn "Restore from iTunes backup " (Hồi phục lại từ bản sao lưu).

5. Chọn thiết bị trong iTunes và chọn lần cài đặt gần đây nhất.


Nếu bạn chưa từng đồng bộ hóa iPhone/iPad của mình với iTunes, hoặc nếu bạn không thể truy cập vào máy tính vẫn sử dụng để đồng bộ hóa, bạn sẽ phải xóa toàn bộ dữ liệu trên máy trước khi cài đặt lại.


Nếu bạn đã cài đặt Find My iPhone , hãy sử dụng tính năng Remote Wipe (Xóa dữ liệu từ xa) để xóa dữ liệu trên máy. Nếu bạn đã sao lưu dữ liệu lên iCloud, bạn có thể hồi phục lại các dữ liệu đã sao lưu lại và đặt passcode mới sau khi đã xóa hết dữ liệu.


Nếu không sử dụng iCloud, bạn có thể thực hiện các bước sau:


1. Để dây USB kết nối với máy vi tính, tháo đầu còn lại ra khỏi iPhone/iPad.

2. Tắt máy. Nhấn và giữ nút nguồn cho tới khi xuất hiện thanh trượt màu đỏ trên màn hình để tắt máy.

3. Nhấn vào giữ nút Home rồi kết nối cáp USB vào thiết bị. iPhone/iPad của bạn sẽ được bật.

4. Tiếp tục giữ nút Home cho tới khi nhìn thấy màn hình kết nối với iTunes (Connect to iTunes).

5. iTunes sẽ thông báo phát hiện thiết bị đang cần hồi phục. Nhấn OK để hồi phục thiết bị.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: