Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Mạng xã hội gây thiệt hại hàng tỉ USD/năm

Mạng xã hội gây thiệt hại hàng tỉ USD/năm

Mạng xã hội đã bị cáo buộc với tất cả các trọng tội. Nó tước đi sự giao tiếp trực tiếp của con người, khiến người ta lười đi vì phụ thuộc vào Internet, nó còn gây ra một số những rắc rối về tâm lí khác.


Nhưng nguy hiểm hơn, công nghệ này đã tiêu tốn giờ làm việc, có tác động rất tiêu cực với nền kinh tế, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm.


Mạng xã hội gây thiệt hại hàng tỉ USD/năm


Ngành nào thiệt hại nhiều nhất?


Chỉ riêng năm ngoái, khi Nga tham gia vào các mạng xã hội, nền kinh tế Nga đã mất khoảng từ 281,7 tỉ tới 311,5 tỉ rúp. Những kết quả này được công bố bởi các chuyên gia của công ty kiểm toán và tư vấn FBK. Họ đã tính toán số giờ thao tác của người dân Nga dành cho các mạng xã hội.


Các chuyên gia ước tính rằng, vào cuối năm ngoái, số lượng người dùng mạng xã hội (YouTube, VKontakte, Facebook và Twitter) ở Nga đã tăng lên từ 51,8 tới 57,8 triệu người. Các nhà nghiên cứu từ trang comScore đã phát hiện ra rằng, mỗi người Nga trong năm 2012 đã dành 25,6 phút/ngày cho mạng xã hội, bao gồm cả thời gian làm việc đáng lẽ phải dùng để phục vụ cho lợi ích của công ty và nền kinh tế của nước họ. Còn FBK đã tính toán rằng, mỗi người Nga có một tài khoản trong các mạng xã hội đã ngốn mất tổng cộng khoảng 53,1 tỉ giờ làm việc mỗi năm.


Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nhân viên hoạt động trên mạng xã hội. Ví dụ, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Nga khoảng 67,9 tỉ rúp, thiệt hại nhiều hơn các nhân viên trong tất cả các lĩnh vực khác trên thị trường. Người lao động trong lĩnh vực giáo dục sử dụng mạng xã hội làm tổn thương nền kinh tế ít hơn một chút, gây thất thoát khoảng 39,8 tỉ rúp. Thậm chí, những nhân viên Chính phủ và nhân viên an ninh quân sự, bảo hiểm xã hội cũng gây thiệt hại khoảng 36,6 tỉ rúp. Những tổn hại ít nhất cho nền kinh tế là những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, (khoảng 0,9 tỉ rúp) - trang Lenta.ru công bố.


Nước nào thiệt hại nhiều nhất?


Tuy nhiên, người Nga vẫn còn thua xa so với người Mỹ trong việc sử dụng mạng xã hội gây tổn thương nền kinh tế. Theo tính toán bởi FBK, hàng năm mạng xã hội “đánh cắp” xấp xỉ 650 tỉ USD từ nền kinh tế của Hoa Kì.


“Nếu so sánh với ước tính của Mỹ và Anh, thì thiệt hại kinh tế của Nga là không đáng kể. Tuy nhiên, so với một số danh mục chi tiêu ngân sách của chính quyền, thì tổn thất của Nga lại rất cao. Họ so sánh sự phân bổ ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ giao thông vận tải hoặc giáo dục”- phát biểu của ông Igor Nikolaev, Giám đốc của Viện Phân tích Chiến lược FBK được tờ Vedomosti trích dẫn.


Nga có khả năng bắt kịp với Hoa Kì về những thiệt hại từ mạng xã hội gây ra trong những năm tới đây. Ngày nay, Nga là nước đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia có nhiều công dân tham gia vào mạng xã hội. 4 vị trí đầu thuộc về Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Thật bất ngờ khi người Brazil được phát hiện là những fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất của mạng xã hội.


Trước đó, nước Nga là tiên phong không thể phủ nhận trong việc tham gia mạng xã hội. Tình hình thay đổi sau năm 2012, khi Nga tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng, thấp hơn cả các nước vùng nhiệt đới về số lượng người sử dụng.


Theo số liệu được công bố bởi Rossiyskaya Gazeta, trong tháng 7/2013, người dân Brazil và Argentina đã dành lần lượt là 9,8 và 9,7 giờ/tháng để vào mạng xã hội, chỉ hơi nhỉnh một chút so với người Nga là 9,6 giờ/tháng.


Tại Việt Nam chưa có con số điều tra chính thức song đó cũng không phải là nhỏ, nhất là hiện tượng “công chức cắp ô” tại Việt Nam đang rất phổ biến.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: