Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

FPT trở thành nhà phân phối độc quyền của Huawei tại Việt Nam

FPT trở thành nhà phân phối độc quyền của Huawei tại Việt Nam

Hôm nay, 21/1/2014 tại Hà Nội, nhà sản xuất điện thoại di động Huawei đã hoàn tất việc kí kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Thương mại FPT, trực thuộc tập đoàn FPT.


FPT trở thành nhà phân phối độc quyền của Huawei tại Việt Nam


Theo đó, Công ty Thương mại FPT sẽ trở thành đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm smartphone của Huawei và phân phối các sản phẩm máy tính bảng Huawei tới các nhà bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Hợp tác này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh của Huawei tại Việt Nam.


Và để khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác này, thông qua nhà phân phối FPT, Huawei sẽ cho ra mắt người tiêu dùng 3 sản phẩm mới là smartphone G610 , smartphone Y320 và máy tính bảng tầm trung MediaPad 7 Youth. Cả ba sản phẩm sắp ra mắt của Huawei đều nằm trong phân khúc trung bình và bình dân.


Với giá bán 3.990.000 đồng, Mediapad 7 Youth sở hữu màn hình 7 inch với độ phân giải 1024 × 600 và 16 triệu màu sắc. Cùng ra mắt với Mediapad 7 Youth là 2 dòng điện thoại thông minh G610 và Y320. Nếu Y320 là dòng điện thoại thông minh bình dân, màn hình 4 inch, lõi kép 1,3 GHz với mức giá 1.890.000 đồng, thì G610 là đại diện cho phân khúc tầm trung với vi xử lí lõi tứ 1,2 GHz, màn hình cảm ứng điện dung 5 inch và mức giá rất cạnh tranh là 3.990.000 đồng (các mức giá trên đã bao gồm VAT).


Phát biểu tại lễ kí kết, ông Allen Wang, Giám đốc Nhóm Kinh doanh tiêu dùng của Huawei Việt Nam cho biết: “Trong xu thế phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu điện thoại thông minh và máy tính bảng tại Việt Nam, Huawei đang tiến những bước từ từ nhưng chắc chắn với mục tiêu nắm giữ thị phần ổn định trên thị trường đầy tiềm năng này bằng việc kết hợp với FPT, tập đoàn công nghệ và viễn thông hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao quan hệ hợp tác với FPT và hi vọng đây sẽ là bước tiến mang đến cơ hội mới cho cả hai bên tại thị trường di động Việt Nam.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: