Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Apple gặp khó trước xu hướng smartphone màn hình lớn

Apple gặp khó trước xu hướng smartphone màn hình lớn

Xu Yinghong, kỹ sư điện 25 tuổi ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đang phân vân giữa sản phẩm của Apple và Samsung. Anh có vẻ thích Galaxy Note 3 với màn hình 5,7 inch hơn là iPhone 5S chỉ 4 inch.


"Màn hình smartphone của Samsung lớn hơn", Xu trả lời báo Bloomberg tại trung tâm mua sắm Wanshanghui Saige Digital Mall. "Xem video hay chơi game trên đó sẽ thoải mái và dễ chịu hơn".


Apple đang cố gắng mở rộng thị phần tại thị trường lớn nhất thế giới bằng cách bán điện thoại qua hãng China Mobile, hiện có 763 triệu người dùng. Mục tiêu này càng trở nên cấp thiết khi mới đây, công ty Mediacells nhận định sẽ chỉ có 89 triệu điện thoại thông minh được tiêu thụ ở Mỹ năm 2014 trong khi Trung Quốc đứng đầu với 283 triệu máy và Ấn Độ 225 triệu máy.


Apple gặp khó trước xu hướng smartphone màn hình lớn

Apple chọn thời điểm trước Tết Nguyên đán để bán iPhone 5S ở Trung Quốc, nhưng họ đang gặp nhiều rào cản.


Đại diện của China Mobile cho hay số lượng đơn đặt mua iPhone hiện chạm mốc 1 triệu. Tuy nhiên, Apple vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức vì người dùng Trung Quốc thích các thiết bị có màn hình lớn để soạn e-mail, duyệt web hay xem video dễ dàng hơn. Tất cả các smartphone 4G/LTE được phân phối thông qua China Mobile đều lớn hơn iPhone ít nhất nửa inch (1,27 cm). Phiên bản 4G bé nhất trong nhà mạng này là Sony Xperia SP M35t 4,6 inch. Số còn lại đều từ 5 inch trở lên.


Không những vậy, khoảng 40% các thiết bị chạy Android dự kiến được bán trong năm 2014 tại Trung Quốc sẽ có màn hình ít nhất 5 inch, theo đánh giá của Bryan Wang, chuyên gia phân tích của Forrester Research. "Nhu cầu sử dụng thiết bị màn hình lớn đang ngày càng tăng ở quốc gia đông dân nhất thế giới", Wang cho hay.


Samsung đang là hãng sản xuất điện thoại Android lớn nhất. Họ đưa ra chính sách đa dạng về giá cũng như sự phong phú về kích cỡ màn hình. Điều này hứa hẹn giúp Samsung tiếp tục duy trì ngôi vị đầu bảng ở Trung Quốc. Hãng này đang chiếm 21% thị phần smartphone ở Trung Quốc quý III/2013 và đứng số một trong khi Apple chỉ đạt vỏn vẹn 6% với vị trí số 5 (số liệu của Canalys). "Hãy nhìn vào sự phổ biến của dòng Note. Màn hình lớn là chìa khóa cho sự thành công của Samsung", Duncan Clark, Chủ tịch hãng tư vấn BDA China, nhận xét.


Xue Yujiao, 25 tuổi, vừa chuyển sang dùng Meizu MX3 cỡ 5,1 inch tuần này vì cảm thấy chiếc điện thoại 4 inch của mình quá nhỏ. Eric Chan, 29 tuổi, cũng đổi từ iPhone 4 sang một thiết bị Samsung. "Trước đây, tôi chủ yếu dùng điện thoại để đàm thoại, nhắn tin, nhưng giờ nhu cầu của tôi đã lớn hơn rất nhiều. Tôi xem rất nhiều phim trên thiết bị di động, và rõ ràng màn hình lớn sẽ tốt hơn", Yujiao giải thích.


Apple gặp khó trước xu hướng smartphone màn hình lớn

Màn hình lớn đang trở thành một tiêu chí quan trọng để chọn smartphone.


Kích cỡ màn hình trở thành tiêu chí quan trong vì smartphone đang thay thế tablet, máy tính cá nhân và TV. Dù Apple là thương hiệu uy tín, người dùng sẽ cảm thấy lưỡng lự khi phải bỏ ra tới 700 USD để mua iPhone màn hình bé. Thị trường Trung Quốc chiếm 15% doanh thu của Apple năm 2013 và họ có thể sẽ buộc phải giới thiệu iPhone 4,8-5,3 inch năm nay trước nhu cầu của người tiêu dùng.


Hiện các công ty công nghệ chưa công bố các báo cáo tài chính, nhưng hãng phân tích KB Investment & Securities ước tính Samsung xuất xưởng 91 triệu smartphone toàn cầu trong quý IV/2013.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: