Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

ANTV chính thức ra mắt trang thông tin điện tử

ANTV chính thức ra mắt trang thông tin điện tử

Chiều ngày 8/1, Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) đã chính thức ra mắt trang thông tin điện tử ở địa chỉ www.antv.gov.vn sau 6 tháng thử nghiệm.


ANTV chính thức ra mắt trang thông tin điện tử


Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu và lãnh đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình - Điện ảnh CAND phát lệnh Khai trương website ANTV.


Được thiết kế với mục tiêu trở thành trang thông tin điện tử đa phương tiện, ngoài chức năng cung cấp thông tin cho độc giả bằng hình thức tin, bài, ảnh như các website thông thường, www.antv.gov.vn còn có chức năng cho phép khán giả xem trực tuyến kênh ANTV trên máy tính, điện thoại và các thiết bị di động.


Bên cạnh đó, qua website ANTV, khán giả có quyền lựa chọn xem lại tất cả các chương trình, chuyên mục mà mình yêu thích đã phát sóng trên ANTV ở bất kì thời điểm nào.


Phát biểu tại lễ ra mắt, Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước cho biết, trang thông tin điện tử luôn cập nhật giao diện công nghệ mới nhất, cùng phối hợp và là phép cộng với truyền hình CAND vừa để quảng bá, vừa nhân rộng thông tin, giúp cánh sóng của Truyền hình ANTV vươn xa, giúp bạn xem truyền hình cả trong nước và ở nước ngoài có thể tiếp cận được với sóng truyền hình ANTV.


Ngoài ra, Trung tướng Hữu Ước, cũng cho hay, trong tương lai website này sẽ có thêm ngôn ngữ tiếng Anh và Trung Quốc.


Cũng tại lễ ra mắt, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu đặt kì vọng Truyền hình CAND đưa vào vận hành website ANTV sẽ góp phần quan trọng và hiệu quả vào công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là thông tin các mặt hoạt động công tác, chiến đấu của lực lượng.


Thứ trưởng thường trực Bộ Công an, Đặng Văn Hiếu mong muốn: "Trang thông tin điện tử tổng hợp của Truyền hình CAND hoạt động ngày càng hấp dẫn, hiệu quả để có lượng người truy cập đông đảo, ngày càng vươn xa hơn nữa để từ đó khán giả nước ngoài, người Việt Nam đang công tác học tập và sinh sống ở nước ngoài có thể tiếp nhận và khai thác thông tin của chúng ta ngày càng tốt hơn".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: