Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft

5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft

Thay đổi lớn nhất mà người dùng nhận thấy trong Windows 8 là việc Microsoft yêu cầu người dùng sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập, sử dụng và đồng bộ dữ liệu. Thậm chí bạn không thể nâng cấp lên Windows 8.1 nếu không sử dụng tài khoản Microsoft trên Windows 8.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Có thể thấy việc sử dụng một tài khoản đăng nhập vào máy tính là một tài khoản trực tuyến thì sẽ có nhiều lo ngại về mặt bảo mật, vì thế bài viết này sẽ đưa ra cho bạn 05 lời khuyên khá hữu ích cho việc bảo mật khi sử dụng tài khoản Microsoft.


Hãy thiết lập cho mình một mật khẩu độc đáo và mạnh mẽ


Không nhất thiết bạn phải tạo cho mình một tài khoản mới, tất cả các tài khoàn trên Microsoft như Hotmail, Windows Live ID, .NET Passport, Zune, Xbox Live,.. giờ đều được gọi chung lại là tài khoản Microsoft. Do đó, bạn có thể sử dụng một tài khoản có từ những năm... 1999 để đăng nhập vào Windows 8 là một điều hết sức bình thường!


Điều quan trọng mà bạn cần chú ý đó là tính bảo mật của của mật khẩu. Mật khẩu của bạn không được tái sử dụng nhiều lần, mà hãy luôn luôn thay đổi. Bạn có thể tiến hành thay đổi mật khẩu cho tài khoản Microsoft bằng cách truy cập vào trang quản lí tài khoản của Microsoft và tiến hành thay đổi mật khẩu cho tài khoản.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Hãy đặt cho mình một mật khẩu thật độc đáo và mạnh mẽ nhé.


Kích hoạt tính năng xác thực 02 bước (Two-Step Verification)


Two-Step Verification là tính năng bảo mật được khá nhiều các dịch vụ trực tuyến sử dụng để bảo mật tài khoản người dùng. Tài khoản của bạn sẽ được liên kết chặt chẽ đến số điện thoại di động cá nhân của bạn. Nếu ai đó muốn đăng nhập vào tài khoản với mật khẩu bị lộ của bạn, họ sẽ phải cung cấp thêm một mã số xác nhận bí mật được gửi tới số điện thoại của bạn.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Bạn đọc có thể kích hoạt tính năng này bằng cách truy cập vào đây , sau đó tiến hành các bước thiết lập xác nhận 2 bước để kích hoạt tính năng tuyệt vời này.


Thiết lập các thông tin phục hồi


Trang thiết lập các thông tin bảo mật cho tài khoản, Microsoft còn cung cấp cho người dùng 02 tùy chọn thiết lập để phục hồi tài khoản khi có sự cố là số điện thoại và email.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Hai thông tin này sẽ tự động bắt buộc người dùng hoàn thành sau khi tiến hành kích hoạt tính năng Two-Step Verification. Vì thế, bạn hãy chú ý và ghi đầy đủ các thông tin được yêu cầu nhé.


Sử dụng tính năng nhận thông báo bảo mật trên điện thoại


Microsoft có thể gửi cho bạn những thông báo mang tính bảo mật như ai đó đang cố gắng truy cập vào tài khoản của bạn, và theo mặc định thì những thông báo này sẽ được gửi qua email. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi sang tin nhắn bằng cách truy cập vào đây và nhấn chọn Manage security preferences.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Sau đó đánh dấu vào tùy chọn có số điện thoại của bạn.


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Ok, thế là xong.


Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tài khoản


Tương tự như Activity Log của Facebook, Microsoft cũng trang bị cho người dùng tính năng Recent activity để theo dõi hoạt động của tài khoản người dùng. Bạn có thể truy cập vào đây để xem xét. Tất nhiên là bạn sẽ thấy tài khoản của mình được đăng nhập rất nhiều ở… nhà!


5 Lời khuyên bảo mật khi sử dụng tài khoản mail của Microsoft


Lưu ý về thời gian hiển thị trên Recent activity phụ thuộc vào múi giờ mà người dùng đã thiết lập trong mục thông tin cá nhân.


Kết


Lời khuyên quan trọng nhất mà tôi muốn nói với bạn ở cuối bài viết này là: đừng bao giờ sử dụng một tài khoản “vớ vấn” kiểu như “123456”, hay “password” nhé. Thay vào đó hãy hiểu đây cũng là một tài khoản trực tuyến như Gmail hay Dropbox, vì thế nên cẩn thận và suy nghĩ thậy kĩ về một mật khẩu an toàn và mạnh mẽ.


Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: