Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi

10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi

Trên thế giới có rất nhiều người tài giỏi, mỗi người một lĩnh vực, một điểm mạnh riêng. Còn riêng đối với lĩnh vực công nghệ dưới đây chúng tôi đã liệt kê một số người. Họ đều là những nhà sáng lập có được thành công khi tuổi còn rất trẻ.


1. Evan Spiegel 23 tuổi, Boddy Murphy 25 tuổi: Đồng sáng lập Snapchat


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Snapchat là ứng dụng tin nhắn hình ảnh, cho phép người dùng có thể chụp ảnh, quay video, thêm văn bản và hình vẽ và gửi chúng tới danh sách người nhận có kiểm soát. Tháng 12 vừa qua, công ty này đã nhận thêm khoản đầu tư 50 triệu USD, nâng giá trị lên gần 2 tỉ USD. Trước đó, có lời đồn, hai nhà sáng lập của Snapchat từ chối lời mời mua lại từ Facebook với giá 3 tỉ USD.


2. Amit Avner 28 tuổi: Đồng sáng lập Taykey


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Cựu binh của đơn vị tình báo lực lượng quốc phòng Israeli này là một thần đồng về mã hóa. Anh phát triển công cụ tìm kiếm Taykey từ khi 14 tuổi. Công ty này thực hiện quảng cáo để đưa các thương hiệu lên những cuộc trò chuyện thường ngày. Những đối tác lớn mà công ty đã thực hiện có thể kể đến như American express, Paramount Studio, Pepsi và Samsung.


3. Eric Butler 26 tuổi: Hacker


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Hai năm trước, Eric Butler đã khiến Facebook và một số website khác lao đao vì Firesheep , một ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng thâm nhập vào hệ thống bảo mật của các website. Mới đây, Eric Butler lại công bố phần mềm hack thẻ sim khiến nhiều hãng điện thoại lớn lo ngại.


4. Traycy Chou 26 tuổi: Kĩ sư phần mềm tại Pinterest


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Tốt nghiệp kĩ sư máy tính tại đại học Stanford, Traycy Chou từ chối nhiều lời mời hấp dẫn từ Facebook, Google để đầu quân cho Pinterest. Hiện tại cô đang là kĩ sư phần mềm chịu trách nhiệm mảng sản phẩm hỗn hợp và cơ sở hạ tầng tại công ty mạng xã hội này.


5. Patrick Collison 25 tuổi, John Collison 23 tuổi: Đồng sáng lập Stripe


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Stripe là công ty thanh toán trực tuyến. Năm 2013 vừa qua, công ty này quản lí lưu chuyển lên tới vài nghìn tỉ USD cho nhiều công ty tại 11 nước trên toàn thế giới. Patrick hiện nắm vai trò CEO còn anh trai John là chủ tịch của Stripe. Trước đó, Patrick cũng đã bán hệ thống quản lí bán đấu giá online cho một công ty truyền thông của Canada với giá 5 triệu USD.


6. Adam D'Angelo 29 tuổi: Đồng sáng lập Quora


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Trước khi trở thành đồng sáng lập của Quora, một website cho phép người dùng đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận các kiến thức về web, Adam được biết đến là một trong số những nhân viên đầu tiên của Facebook với cương vị Giám đốc công nghệ.


7. Greg Duffy 27 tuổi: Đồng sáng lập Dropcam


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Bắt đầu học máy tính từ năm 13 tuổi, Duffy đã tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng hữu ích. Mới đây nhất, anh cho ra mắt Dropcam , dịch vụ video đám mây cho phép lấy trực tiếp từ máy ảnh có kết nối wifi.


8. Steve Eidelman 28 tuổi, Ben Jacobs 26 tuổi: Đồng sáng lập Whistle


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Whistle là một thiết bị không dây gắn vào cổ chó, cho phép người chủ có thể theo dõi các hoạt động của nó mọi lúc mọi nơi thông qua một ứng dụng điện thoại. Ngoài ra, Whistle hiện đang phát triển dự án dữ liệu thông tin về loài chó, giúp các bác sĩ thú y nghiên cứu việc kéo dài tuổi thọ cho loại vật nuôi này. Công ty hiện có giá trị 6 triệu USD và 20 nhân viên.


9. Kelsey Falter 23 tuổi: Sáng lập Poptip


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Kelsey Falter chính thức thành lập Poptip vào năm 2012, đây là công ty chuyên phân tích các cuộc trò chuyện xã hội thông qua những khảo sát trực tiếp. Một số đối tác lớn của Poptip gồm có bia Budweiser, NFL và NBL.


10. Lisa Falzone 28 tuổi: Đồng sáng lập Revel Systems


10 nhà sáng lập công nghệ dưới 30 tuổi


Revel Systems là hệ thống bán hàng online trên Ipad do cô gái 28 tuổi Lisa Falzone sáng lập. Hệ thống này hợp tác với nhiều chuỗi bán lẻ lớn như Little Caesars, Popeyes and Pizza Patron để tạo ra lượng sản phẩm đa dạng phong phú tối đa cho khách hàng. Riêng trong năm 2013, công ty này đã huy động đầu tư được 10 triệu USD, nâng tổng số vốn lên 14 triệu USD.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: