Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Thương hiệu smartphone nào sắp ra đi?

Thương hiệu smartphone nào sắp ra đi?

Năm 2014 vừa qua đã đánh dấu sự ra đi của thương hiệu điện thoại di động Nokia Lumia trước sự hối tiếc của các tín đồ làng công nghệ. Liệu trong tương lai, bối cảnh này có thể tái diễn với những thương hiệu khác hay không?


Sony Xperia


Nokia Lumia “đổ sụp


Sự thật thì dù thất vọng đến thế nào, những người yêu thích và ủng hộ thương hiệu Nokia cũng phải chấp nhận việc Nokia trao thương hiệu điện thoại di động Lumia cho Microsoft.


Hãng công nghệ di động lừng lẫy 1 thời này, đã sai lầm nghiêm trọng khi không nhìn thấy cơ hội dịch chuyển mạnh mẽ của các hãng công nghệ khác với “miếng mồi béo bở” mang tên Android, mà vẫn trung thành với hệ điều hành Symbian đã lỗi thời. Mãi đến khi Samsung đã định vị được những thành công nhất định, Nokia mới giật mình tỉnh ra, thì mọi sự đã “hỡi ôi”.


Xót xa hơn, Nokia đã chuyển dịch sang chọn hệ điều hành Windows Phone cho kế hoạch thay đổi nền tảng của mình, trong khi chính “ông lớn” Microsoft cũng chưa dám tự tin đã tạo được nền tảng Windows Phone tốt như danh tiếng Windows trên PC bao năm.


Hệ lụy cuộc “tái hôn” này, là thương vụ M&A giữa Nokia và Microsoft đã phải diễn ra, sau khi đã đặt Nokia vào chọn lựa: hoặc thay đổi để thích ứng thị trường, hoặc bán đứt thương hiệu.


Sony, BlackBerry hay HTC ?


Sau “bi kịch” Nokia Lumia, cộng đồng công nghệ thế giới mới tỉnh ngộ nhận ra, vị thế “độc tôn” trong lòng người tiêu dùng không bao giờ là tất cả. “Đế chế” Nokia tàn lụi, đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho các dòng thương hiệu và sản phẩm khác. Trong đó, Sony, BlackBerry... đều là những cái tên “có nguy cơ” bởi đang đối mặt với bài toán “làm ăn” bết bát dần ở lĩnh vực “vừa đi vừa alô”.


Với Sony, điểm sáng duy nhất được ghi nhận, đã xảy ra tận năm 2012, với các sản phẩm Xperia Arc S, hay Xperia Neo, Xperia S... Cao điểm thành công này, là dòng Xperia Z với các đại diện như Z Ultra, Z, Z1… Nhưng ngay liền đó, bởi sự bùng nổ của các thương hiệu điện thoại giá rẻ đến từ “công trường” Trung Quốc, Sony đã chững lại và liên tục gặp khó khăn.


Tương tự Sony, CEO John Chen và các cộng sự ở BlackBerry đã có một năm 2014 khá thành công vì có thể “giảm lỗ”. Các sản phẩm mới như Passport và Classic đều được đánh giá cao, nhưng chung quy “lỗ vẫn hoàn lỗ”. Thương hiệu BlackBerry tự dưng “đường về khá xa”, bởi hệ điều hành mới nhất BlackBerry 10 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế về mặt trải nghiệm, so với iOS và Android.


HTC (Đài Loan) cũng không khá khẩm hơn BlackBerry và Sony là bao nhiêu. Thực tế, từ 2013 trở lại đây, sản phẩm di động của HTC đều bị những rắc rối khi tiếp cận người dùng bởi những lí do “chua chát” như giá bán “mất phanh”, thiết kế chất lượng sản phẩm không có sự khác biệt hơn trên thị trường...


Smartphone nào sẽ “ra đi”?


Câu hỏi này đang được giới yêu thích công nghệ đặt ra với tâm trạng vừa lo, vừa... ngóng. Bởi theo hãng Reuters, giới lãnh đạo Sony đã tính đến việc bán đi smartphone ngay trong năm 2015 này và có những đồn thổi rằng Samsung đã “ngã giá” với BlackBerry.


Dĩ nhiên, BlackBerry từ chối bởi hãng này chỉ có mỗi mảng điện thoại di động, nhưng liệu với thực tế làm ăn “tục dốc”, tên tuổi Canada này sẽ trụ vững bao lâu ? Còn Sony, do còn nhiều mảng kinh doanh “hái ra tiền” khác như TV, đồ gia dụng, máy chơi game..., chắc chắn câu chuyện níu giữ smartphone là không khả dĩ.


Với bối cảnh như vậy, sau Nokia, cộng đồng hẳn sẽ nhìn thấy thêm tên tuổi khác “chào từ biệt”, có điều chưa chắc chắn là thương hiệu nào mà thôi. Sony dè dặt với dữ kiện Sony Xperia Z4 sắp ra mắt có cứu nổi mảng kinh doanh smartphone hay không, còn BlackBerry thì khó cưỡng lại “sức áp đảo” của Samsung với khát khao sở hữu “công nghệ bảo mật” của hãng này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: