Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Viettel được cấp thêm 3 triệu thuê bao 10 số 0961, 0971, 0981

Viettel được cấp thêm 3 triệu thuê bao 10 số 0961, 0971, 0981

Bộ TT&TT vừa cấp cho Viettel 3 triệu số thuê bao 10 số gồm các đầu số 0961, 0971, 0981. Hiện Viettel là doanh nghiệp sở hữu kho số lớn nhất Việt Nam, lên tới 87 triệu số để cung cấp cho khách hàng.


Viettel được cấp thêm 3 triệu thuê bao 10 số

Viettel có thêm 3 triệu số thuê bao 10 số để cung cấp cho khách hàng


Như vậy, với 11 mã mạng di động (096, 097, 098, 0162, 0163, 0164, 0165, 0166, 0167, 0168, 0169), đến nay Viettel là doanh nghiệp sở hữu kho số lớn nhất Việt Nam, lên tới 87 triệu số để cung cấp cho khách hàng. Trong đó có 27 triệu số đầu 10 số và 60 triệu số 11 số.


Với các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là doanh nghiệp lớn như Viettel thì nhu cầu về tài nguyên kho số rất cao. Ngoài việc cung cấp dịch vụ di động, để tiếp tục phát triển những định hướng kinh doanh mới và những giải pháp công nghệ thông tin mới, trong những năm qua Viettel đã tập trung đưa các giải pháp công nghệ thông tin vào mọi ngóc ngách và lĩnh vực đời sống: y tế, giao thông, giáo dục... và các ngành khác, cho nên nhu cầu về kho số càng ngày càng lớn.


Trên thực tế, Viettel đã cung cấp ra thị trường nhiều dịch vụ tích hợp công nghệ thông tin và viễn thông: dịch vụ chống trộm và giám sát xe máy Smart Motor, dịch vụ giám sát phương tiện vận tải V-Tracking, dịch vụ chữ ký số Viettel CA,… tất cả những dịch vụ này đều phải sử dụng sim điện thoại di động. Do đó, việc được cấp thêm 3 dải số mới không chỉ giúp cho khách hàng của Viettel có thêm sự lựa chọn mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của Viettel, đặc biệt là trong bối cảnh Viettel đang theo đuổi chiến lược đưa công nghệ thông tin và viễn thông vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Hiện Viettel có hơn 55 triệu khách hàng và đang ở vị trí dẫn đầu trên thị trường thông tin di động Việt Nam.


Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, bộ sẽ cấp cho VinaPhone 2 triệu số thuê bao 10 số đầu số 0911 và 0941, đồng thời cũng cấp cho MobiFone 2 triệu số thuê bao 10 số đầu số 0901, 0931.


Đại diện Cục Viễn thông cho hay, trước đây số lượng mạng di động ít và các mạng chỉ sử dụng 1 mã mạng. Vì vậy, cơ quan quản lý đã quy hoạch dải số 0 và 1 dành cho quay số nội bộ. Khi đó, khách hàng gọi nội mạng chỉ cần quay 7 số cuối chứ không cần quay cả mã mạng. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc quay số nội bộ không được sử dụng nữa do các mạng di động đều có đa mã nên dư thừa dải số 0 và 1 trong các đầu số 10 số. Bộ TT&TT đã quyết định cấp dải số 0901, 0931, 0911, 0941, 0981, 0971, 0961 cho khách hàng.


Đại diện Cục Viễn thông cho rằng, nếu đưa hai dải số 0 và 1 dùng cho các đầu số mà Bộ TT&TT cấp cho các mạng di động hiện nay từ 090x đến 099x thì thị trường di động sẽ có thêm 20 triệu thuê bao được sử dụng đầu số 10 số. Và theo báo cáo của các mạng di động thì tỷ lệ thuê bao đầu số 10 số rời mạng ít hơn thuê bao có đầu số 11 số.


Với việc Bộ TT&TT đồng ý cấp thêm dải số 1 trong đầu số 10 số, thị trường sẽ có khoảng 10 triệu thuê bao 10 số sẽ được tung ra gồm 0901, 0911, 0921, 0931, 0941, 0951, 0961, 0971, 0981, 0991. Thế nhưng, trên thực tế mới chỉ có 3 nhà mạng được cấp đầu số này là VinaPhone, MobiFone, Viettel. Nếu được cấp thêm dải số này thì Viettel là doanh nghiệp có lợi thế nhất khi đang sở hữu 3 đầu số 10 số là 096, 097 và 098. Như vậy, Viettel sẽ có thêm 3 triệu số thuê bao 10 số. Trong khi đó, 2 mạng di động là S-Fone và Gtel không cần đến dải số đó. Sở dĩ như vậy bởi mạng S-Fone với đầu số 095 đã ở tình trạng "đắp chiếu" còn Gtel với đầu số 099 thì quá ít thuê bao để có thể xin thêm số mới.


Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, các thuê bao 11 số hiện nay trong đó có những thuê bao của các mạng sử dụng đầu số 012x sẽ dần dần được chuyển sang các đầu số như; 03x, 04x, 05x, 07x, 08x sau khi hoàn thành quá trình chuyển mã vùng của điện thoại cố định.


Theo số liệu tổng kết của Bộ TT&TT, đến cuối năm 2014 Việt Nam có 138,6 triệu thuê bao di động. Với con số này, Việt Nam có mật độ thuê bao di động là 140 thuê bao/100 dân.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: