Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Sau khi lây nhiễm, phần mềm CTBLocker sẽ quét ổ đĩa máy tính và mã hóa các file để người sử dụng không thể mở được nữa.


Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ FPT, cho biết từ trưa ngày 21/1, ông nhận được lời đề nghị trợ giúp về việc hệ thống mạng máy tính của một số cơ quan, trong đó có cả ngân hàng lớn tại Việt Nam, bị nhiễm một loại mã độc mới.


Khi thâm nhập được vào máy tính của nạn nhân, mã độc quét toàn bộ ổ đĩa của máy tính và mã hoá các file bằng mã hoá khoá công khai (public key cryptography). Hầu hết các tệp tin quan trọng trên máy tính với định dạng .doc, pdf, xls, jpg, zip,… sẽ không thể mở được. Để giải mã bắt buộc phải có khoá bí mật (private key) mà chỉ có kẻ phát tán mới có và nạn nhân sẽ nhận được thông báo trên desktop đòi tiền chuộc nếu muốn giải mã file.


Ông Đức cho hay, mọi chuyện bắt đầu khi người sử dụng nhận được một e-mail có chứa file đính kèm giả như một file văn bản. File này thực chất là một downloader có định dạng .scr (Screen Saver) với tên trùng với tên file đính kèm trong e-mail.


Downloader sẽ kích hoạt WordPad để hiển thị một file văn bản đúng với nội dung trong e-mail, khiến người dùng nghĩ tệp tin đính kèm này chứa văn bản thật. Tuy nhiên, nhiệm vụ của downloader là tải các file độc hại khác xuống và trong trường hợp này, nó kết nối tới máy chủ để tải xuống một file .exe. File .exe này tiếp tục sinh ra 2 file .job và .exe khác và tệp .exe sau này mới là "nhân vật chính" với khả năng mã hoá tất cả các file .doc, pdf, xls, jpg, zip… trên máy tính nạn nhân rồi hiển thị thông báo doạ nạt, tống tiền.


Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Nạn nhân nhận được e-mail với file chứa mã độc giả là file văn bản thông thường.


Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Sau khi thâm nhập, mã độc sẽ mã hóa các file. Trong ảnh là những file đã bị mã hóa.


Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Sau đó, nạn nhân nhận được thông báo phải nộp tiền chuộc trong vòng 96 giờ, nếu không file sẽ bị mã hóa vĩnh viễn. Kẻ tấn công yêu cầu nạn nhân thanh toán số tiền chuộc là 3 bitcoin, tương đương 630 USD, trong khi các phiên bản mã độc trước chỉ đòi khoảng 100 USD.


Mã độc mới chuyên tống tiền xuất hiện tại Việt Nam

Chúng còn giải mã "demo" 5 tệp tin để nạn nhân tin tưởng.


"Khi bị mã hóa, chúng ta không có cách nào giải mã được file nếu không có khoá. Vì vậy, nhiều người đã buộc phải trả tiền cho kẻ phát tán để lấy lại những file quan trọng của mình. Trong trường hợp này thì phòng cháy hơn chữa cháy", ông Đức nhận định.


Để tránh bị lây nhiễm, người sử dụng nên sử dụng các phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên, cảnh giác với các file đính kèm trong e-mail và tốt nhất là không mở file khi nhận được từ người lạ và chỉ tải các file cài đặt từ website chính gốc. Bên cạnh đó, họ cũng không nên bấm vào những đường link nhận được qua chat hay e-mail và thường xuyên sao lưu file tài liệu của mình.


Công ty công nghệ Bkav cũng cho biết, hệ thống giám sát của họ đã phát hiện biến thể mới của dòng mã độc chuyên tống tiền đang phát tán mạnh tại Việt Nam.


"Theo dõi cho thấy hàng loạt người dùng trong nước đã nhận được các e-mail spam có đính kèm file .zip mà khi mở file này, máy tính của người dùng sẽ bị kiểm soát, các file dữ liệu (Word, Excel) bị mã hóa, không thể mở ra được. Theo phân tích của Bkav, dữ liệu đã bị mã hóa sẽ không thể được khôi phục vì hacker sử dụng thuật mã hóa công khai và khóa bí mật dùng để giải mã chỉ được lưu trên server của hacker", Bkav cho hay.


Công ty này đã cập nhật phương án xử lí virus này vào phiên bản diệt virus mới nhất còn khách hàng sử dụng phiên bản Bkav Pro sẽ được tự động bảo vệ nhờ tính năng phát hiện thông minh Anti Ransomware. "Trong trường hợp bắt buộc phải mở để xem nội dung, người sử dụng có thể mở file trong môi trường cách li an toàn Safe Run", chuyên gia của Bkav khuyến cáo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: