Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Facebook lên tiếng về việc ép dùng tên thật ở Việt Nam

Facebook lên tiếng về việc ép dùng tên thật ở Việt Nam

Trả lời VnExpress, đại diện Facebook cho hay họ có một đội ngũ "tận tụy" chuyên đi kiểm tra xem ai đang dùng tên giả để yêu cầu thay đổi.


Một tháng qua, hàng loạt người sử dụng ở Việt Nam đã tỏ ra bức xúc khi bất ngờ nhận được thông báo phải dùng tên thật (tên sử dụng trên Chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe...) khi tham gia Facebook, nếu vẫn tiếp tục dùng biệt danh (nickname) thì sẽ bị khóa tài khoản.


Dù vấp phải sự phản đối ở cả Việt Nam và trên thế giới, Facebook vẫn khẳng định với VnExpress: "Facebook được xây dựng và phát triển trên nền tảng văn hóa danh tính thực. Đây là tiền đề tạo nên sự tín nhiệm và đem lại môi trường an toàn, tin tưởng cho người dùng. Mọi hành vi giả mạo tên hay danh tính đều vi phạm chính sách của chúng tôi".


Đồng thời, mạng xã hội này khuyến khích người dùng gửi thông báo (report) ngay bất kỳ trường hợp vi phạm nào mà họ nghi ngờ thông qua link báo cáo vi phạm ngay trên Facebook hoặc sử dụng mẫu đơn liên hệ tại Help Center (Trung tâm hỗ trợ).


"Facebook có một đội ngũ Quản lý Người dùng tận tụy, thường xuyên cập nhật các báo cáo vi phạm và xử lý kịp thời khi cần thiết", Facebook lý giải thắc mắc về việc làm thế nào họ biết đâu là tên thật, đâu là tên giả, nhất là với ngôn ngữ như tiếng Việt. "Hơn nữa, Facebook có khả năng hoàn thiện hơn hệ thống báo cáo vi phạm và củng cố chính sách cũng như các công cụ giúp xác định đúng danh tính người dùng và phát triển dịch vụ chăm sóc những khách hàng bị ảnh hưởng bởi các vi phạm liên quan. Chúng tôi đã và đang liên tục vận hành các quy trình kỹ thuật này cũng như phát triển hệ thống mới nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dùng".


Người dùng nickname sẽ phải đổi sang tên thật ít nhất một lần

Người dùng nickname sẽ phải đổi sang tên thật ít nhất một lần.


Rất nhiều người không hài lòng với chính sách trên vì có những nickname đã trở thành thương hiệu và thể hiện cá tính của người dùng, trong khi tên thật lại tạo cảm giác lạ lẫm với đa số bạn bè trên mạng. "Bởi thứ người ta nhận ra nhau ở chốn này (mạng xã hội) không phải tên thật mà là thứ gì đó người ta đã quen. Facebook nói tên thực giúp 'bạn bè biết họ đang kết nối với ai', nhưng tôi lại thấy lúc tôi để tên thật mới chính là lúc chẳng ai nhận ra tôi á", thành viên Ngô Thiên Chương, nổi tiếng với biệt danh Trueman VN, bức xúc viết trên status.


khảo sát người dùng facebook tại VN


Khảo sát ngày 22/1 của VnExpress cho thấy có đến 67% độc giả phản đối chính sách của Facebook bởi người sử dụng có quyền lựa chọn tên gọi mà họ thích khi tham gia "thế giới ảo".


Dù vậy, cũng có 32% ủng hộ mạng xã hội lớn nhất thế giới. Tài khoản Facebook không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là một công cụ để làm việc và nếu bị mất sẽ gây nhiều rắc rối. Do đó, việc dùng tên thật là một trong những cách để đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra, họ luôn có thể chứng minh tài khoản đó của mình và nhờ Facebook can thiệp, hỗ trợ. Bên cạnh đó, sau 6 tháng sử dụng tên thật, người dùng hoàn toàn có thể chuyển trở lại nickname mà họ thích.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: