Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

“Làm 4G cũng giống như xây đường cao tốc”

“Làm 4G cũng giống như xây đường cao tốc”

Ông Thiều Phương Nam, TGĐ Qualcomm khu vực Đông Dương cho biết, năm 2015 là thời điểm chín muồi để triển khai việc cấp phép cho 4G. Việc tiến lên 4G cũng giống như việc xây đường cao tốc để triển khai các dịch vụ cần yêu cầu băng rộng lớn.


Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương

Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương


Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương khẳng định, 3G ở Việt Nam có độ phủ rộng và chất lượng tốt. Mạng 3G tại Việt Nam sau nhiều năm đầu tư và phát triển đã có vùng phủ khá rộng, ngay cả nông thôn cũng đã truy cập được 3G. Đã có nhà mạng đưa tốc độ 3G lên 42 Mb/s trong năm ngoái và triển khai thử nghiệm 3G trên băng tần 900 MHz. Đặc biệt, các nhà mạng đều đã tăng số lượng trạm phát 3G rất mạnh trong thời gian qua.


Ông Thiều Phương Nam cho rằng, 3G được triển khai tốt là điều kiện chín muồi để triển khai 4G. Việc xây dựng 4G cũng giống như xây đường cao tốc. 4G không chỉ phục vụ cho nhu cầu hiện tại mà còn dự phòng sẵn cho tương lai. Ông Thiều Phương Nam cho rằng, thị trường Việt Nam hiện nay đã hoàn toàn sẵn sàng cho 4G. Các sản phẩm smartphone hỗ trợ 4G đã giảm giá mạnh, thậm chí đang được bán ra với giá chưa đầy 100 USD nên nhiều người dùng bình dân cũng đã có cơ hội sử dụng.


Việc triển khai 4G trong năm 2015 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng lẫn nhà mạng. Tuy nhiên, Việt Nam không cần phải vội vã triển khai đồng loạt trên toàn quốc ngay mà chỉ cần tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng trong thời gian đầu”, ông Thiều Phương Nam nói.


Trước đó, bình luận về thời điểm triển khai 4G ở Việt Nam, ông Jan Wassenius, Tổng Giám Đốc Ericsson Việt Nam cho rằng, các nhà mạng Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng của 3G và năm 2015 mới là thời điểm phù hợp nhất để triển khai 4G.


"Với mạng 3G hiện tại, khả năng đáp ứng của các nhà mạng lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tế của người sử dụng. Hiện số lượng người dùng 3G ở Việt Nam vẫn còn rất ít, vì vậy phải tăng trưởng nhiều hơn nữa. Chỉ lúc nào mà lưu lượng 3G tăng lên rất cao và nhu cầu của người sử dụng lớn thì chúng ta mới có thể triển khai được mạng 4G. Nếu trung bình mỗi năm, lượng dữ liệu truyền qua mạng 3G tăng lên gấp đôi, đến năm 2015 sẽ là thời điểm thích hợp nhất để triển khai mạng 4G vì dung lượng các nhà mạng hiện tại khá lớn và có thể đáp ứng tốt nhu cầu người dùng", ông Jan Wassenius nhấn mạnh.


Còn ông Yuan Song, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam cho biết, kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Đức là lúc đầu triển khai mạng lưới 4G ở vùng trọng điểm đô thị, sau đó mở rộng phủ sóng rộng hơn và giai đoạn cuối mới hình thành mạng 4G có vùng phủ rộng khắp. Tuy nhiên, cũng có một trường hợp khác, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ 4G một cách phổ biến tại khu vực mà chưa có dịch vụ mạng lưới cố định. Trong giai đoạn bắt đầu triển khai 4G, đối tượng phục vụ chính chỉ là một số người sử dụng trong phạm vi nhỏ vì đa số vẫn sử dụng 3G.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: