Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Những đối thủ truyền kiếp của làng công nghệ

Những đối thủ truyền kiếp của làng công nghệ

Apple và Microsoft, Samsung và Apple , Xbox và PlayStation… đều là những “kẻ thù” không đội trời chung nổi tiếng nhất lịch sử ngành công nghệ.


Apple - Microsoft


Steve Jobs và Bill Gates


Thành lập năm 1976 và 1975, Apple và Microsoft là hai công ty giá trị nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes. Sự đối đầu giữa Steve Jobs và Bill Gates được ghi lại qua nhiều năm với câu công kích nổi tiếng của Jobs về Microsoft khi chỉ sản xuất ra “sản phẩm hạng ba” năm 1995.


Sau đó, năm 2010, Gates đáp trả “Không có gì trên iPad khi nhìn vào mà tôi phải nói “Ôi ước gì Microsoft làm vậy”. Năm 2011, chỉ vài tháng trước khi Jobs qua đời, cả hai đã ngồi lại và Gates nói: “Không phải lập lại hòa bình. Chúng tôi không chiến tranh. Chúng tôi tạo ra sản phẩm tuyệt vời và cạnh tranh luôn là điều tích cực. Không có gì phải tha thứ”.


Facebook - MySpace


Facebook và MySpace


Ra đời năm 2003, MySpace từng là một trong các mạng xã hội đình đám nhất thế giới. Ở thời kì đỉnh cao, nó có 125 triệu người dùng và còn nhiều lượt ghé thăm hơn cả Google. Facebook thành lập một năm sau đó, hấp dẫn người dùng nhờ vào giao diện sạch sẽ hơn. MySpace hiện có khoảng 25 triệu người dùng còn Facebook đã có “dân số” hơn 1,3 tỉ vào tháng 9/2014.


Nintendo - Sega


máy chơi game Nintendo


Sega và Nintendo khởi xướng cuộc chiến khốc liệt về game console từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Máy chơi game cầm tay của Nintendo giúp công ty chiếm tới 90% thị phần game video của Mỹ năm 1990. Trong khi đó, Sega Mega Drive trở thành vũ khí bí mật của Sega, bán được 40 triệu máy vào cuối năm 1994. Cuối cùng, Nintendo trở thành kẻ thắng cuộc sau khi Sega vấp phải khoản lỗ nặng nề và phải từ bỏ ngành game console.


Sony - Microsoft


Play Staytion và Xbox


Cuộc chiến của Sony và Microsoft thực chất là cuộc chiến giữa PlayStation và Xbox. Được tung ra năm 1994, PlayStation có lợi thế dẫn đầu hơn hẳn Xbox ra đời năm 2001. Về doanh số, PlayStation 4 đã bán được 18,5 triệu máy còn Xbox One mới bán được 10 triệu máy tính tới cuối năm 2014.


Apple - Google


Apple và Google


Chủ tịch Google Eric Schmidt gọi cuộc cạnh tranh giữa Google và Apple là “cuộc chiến định nghĩa lại ngành máy tính”, mang lại “lợi ích khổng lồ cho người dùng thế giới”. Trên thị trường smartphone, Google Android chiếm 84,7% thị phần, cao hơn nhiều 11,7% của Apple iOS.


Google - Tòa án Châu Âu


Google và tòa án châu Âu


Tháng 5/2014, Tòa án Châu Âu ra lệnh Google phải gỡ bỏ các đường dẫn đến nội dung “không phù hợp, không còn liên quan” nếu không phải đối mặt với các khoản phạt. Quyết định của tòa gây ra làn sóng tranh cãi về sự kiểm duyệt và tự do ngôn luận trên Internet. Larry Page, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Google, bày tỏ sự lo ngại về việc phán quyết sẽ được thực hiện như thế nào.


Apple - IBM


Steve Jobs thường xuyên châm chọc IBM và việc IBM chậm chân trên thị trường PC. Bức ảnh kể trên được chụp tại Manhatten năm 1983 khi Jobs đang giơ “ngón tay thối” hướng về logo IBM. Năm 1985, ông trả lời tạp chí PlayBoy: “Nếu vì một vài lí do mà chúng tôi sa chân và IBM chiến thắng, tôi có cảm giác chúng ta sẽ rơi vào Kỉ nguyên bóng đêm trong 20 năm”. Dù vậy, đến năm 2014, Apple đã làm hòa với IBM bằng vụ hợp tác lớn.


Samsung - Apple


iPhone 3GS và Galaxy S i9000


Cuộc chiến giữa Apple và Samsung được xem là một trong những cuộc chiến dai dẳng và nghẹt thở nhất làng công nghệ. Apple đưa Samsung ra tòa năm 2011, tố cáo Samsung ăn cắp trắng trợn thiết kế của iPhone và iPad trong các sản phẩm smartphone và tablet của mình.


Năm 2013, tòa án Mỹ yêu cầu Samsung bồi thường 290 triệu USD cho Apple và thêm 170 triệu USD vì vấn đề bản quyền năm 2014. Dù vậy, tháng 8/2014, hai công ty bất ngờ ban bố “lệnh ngừng bắn” tại 9 quốc gia và chỉ theo đuổi kiện tụng tại Mỹ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: