Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Người dùng bức xúc khi Facebook cấm dùng biệt danh

Người dùng bức xúc khi Facebook cấm dùng biệt danh

Từ khi ra chính sách mới vào năm 2012, đây là lần đầu tiên có nhiều người dùng bị Facebook bắt chuyển sang dùng tên thật đến vậy.


Facebook cấm dùng biệt danh


Cách đây 3 năm, Facebook bắt đầu khuyến khích các thành viên chọn tên thật khi tham gia mạng xã hội. CEO Mark Zuckerberg muốn biến Facebook thành nơi mọi người kết bạn, tương tác và trao đổi với nhau như ở ngoài đời thực. Tuy nhiên, chỉ đến đầu năm nay, mạng xã hội này mới tỏ ra quyết liệt trong việc hối thúc mọi người sử dụng tên thật.


Vài tuần qua, rất nhiều người bất ngờ bị khóa tài khoản tạm thời và bắt buộc phải đổi tên, nếu không họ sẽ mất tài khoản vĩnh viễn. "Facebook khoá mấy ngày mà làm đảo lộn hết cả công việc, sự kiện online. Điều dở là mình quên tạo một nick khác để đề phòng sự cố. Qua vụ này thấy cần rút kinh nghiệm nhiều thứ", thành viên Cao Mạnh Tuấn chia sẻ.


Facebook cấm dùng biệt danh


Facebook cấm dùng biệt danh


Facebook cấm dùng biệt danh


Việc bị ép dùng tên thật này khiến không ít người bực mình, khó chịu. Không phải vì họ ngại sử dụng tên thật, mà vì việc đổi tên khiến Facebook của họ khó hoạt động đúng như tiêu chí ban đầu đề ra. Chẳng hạn, có người lập tài khoản "Món ngon Hà Nội" để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về ẩm thực, nhưng giờ họ dùng tên không liên quan, làm cho bạn bè phải mất một thời gian mới quen được với tên gọi mới. Hay rất nhiều bố mẹ chọn nickname (biệt danh) là tên con như "Chuột Bạch", "Gấu Còi", "Miu Mướp" để ghi lại hành trình phát triển, những kỉ niệm đáng nhớ của con thì giờ phải thay bằng một cái tên đầy nghiêm túc.


"Chúng tôi yêu cầu mọi người cung cấp tên thật để bạn luôn biết bạn đang kết nối với ai. Điều này giúp cộng đồng của chúng ta an toàn", Facebook giải thích. Tuy nhiên, nhiều nickname đã trở thành thương hiệu và thể hiện cá tính của người dùng, trong khi chính tên thật mới tạo cảm giác lạ lẫm với đa số bạn bè trên mạng. "Bởi thứ người ta nhận ra nhau ở chốn này (mạng xã hội) không phải tên thật mà là thứ gì đó người ta đã quen. Facebook nói tên thực giúp 'bạn bè biết họ đang kết nối với ai', nhưng tôi lại thấy lúc tôi để tên thật mới chính là lúc chẳng ai nhận ra tôi á", thành viên Ngô Thiên Chương, nổi tiếng với biệt danh Truman VN, bức xúc viết trên status.


Bên cạnh đó, cũng có người còn lo ngại, với thói quen thường xuyên chia sẻ các hoạt động cá nhân lên Facebook, việc dùng tên thật đôi khi còn gây nguy hiểm cho người sử dụng vì kẻ xấu có thể thu thập được các thông tin cá nhân của họ.


"Facebook không hiểu người dùng, cả ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Họ áp dụng cứng nhắc một quy định vào một thứ thông lệ của thế giới ảo. Bí danh là thứ trở nên phổ biến nhờ thế giới ảo, nhưng nay họ buộc sử dụng tên thật như một phần điều kiện sử dụng dịch vụ, sau khi người dùng đã coi Facebook là một công cụ giao tiếp lâu năm. Đây là một sự bắt ép và làm cho Facebook trở nên thiếu đa dạng hơn nhiều. Nickname có thể ít trùng chứ tên thật thì trùng nhiều, khó mà phân biệt nhau", thành viên Nguyễn Hồng Phúc nhận định.


Chính sách của Facebook từng bị phản ứng dữ dội ở một số nước. Mạng xã hội này từng phải lên tiếng xin lỗi cộng đồng người đồng tính khi ép họ đổi sang tên thật. Thế nhưng, Facebook vẫn không ngừng "tiêu diệt" các tài khoản có nick ảo.


Với mong muốn dùng nickname, một vài thành viên đã cố tình chỉnh sửa ảnh chụp chứng minh thư nhân dân để khẳng định với Facebook rằng nickname đó là tên thật của họ nhưng đều không qua mặt được Facebook. "Sẽ có người Việt kiểm ra thông tin các bạn gửi tới Facebook, mọi chứng minh thư giả đều sẽ bị phát hiện. Chúc các bạn may mắn, Facebook rồi sẽ gõ cửa từng người", thành viên Vinh Trần cho biết.


Facebook cấm dùng biệt danh


Việc "thanh trừng" hàng loạt tài khoản này cũng phát sinh những chuyện dở khóc dở cười. Đó là một số người bị đổi tên cảm thấy khó chịu khi bạn bè của họ cũng dùng nickname mà vẫn chưa bị Facebook "sờ gáy". Họ rủ nhau gửi thông báo (report) tới Facebook để những tài khoản đó sớm bị hỏi thăm và phải đổi tên giống mình. Thậm chí, họ còn truy tìm "sát thủ giấu mặt" - những người Việt được Facebook thuê kiểm tra thông tin người dùng ở Việt Nam - để "report lại cho bõ ghét".


Dù vậy, cũng có những người lại ủng hộ chính sách của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Tài khoản Facebook không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là một công cụ để làm việc và nếu bị mất sẽ gây nhiều rắc rối. Do đó, việc dùng tên thật là một trong những cách để đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra, họ luôn có thể chứng minh tài khoản đó của mình và nhờ Facebook can thiệp, hỗ trợ. Bên cạnh đó, sau 6 tháng sử dụng tên thật, người dùng hoàn toàn có thể chuyển trở lại nickname mà họ thích.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: