Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Bảo mật 2 yếu tố của Apple đôi khi vẫn vô dụng

Bảo mật 2 yếu tố của Apple đôi khi vẫn vô dụng

Tại thời điểm này, tính năng xác thực 2 yếu tố trên Apple ID vẫn chủ yếu là để bảo vệ cho thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng chứ không phải là các thông tin nhạy cảm của bạn.


iphone 6


Đầu tháng 9 năm 2014,ngay trước khi Apple ra mắt iPhone 6 và phiên bản mới của hệ điều hành iOS, công ty của Tim Cook đã bị chao đảo bởi một scandal nghiêm trọng – ảnh nhạy cảm của rất nhiều ngôi sao giải trí hàng đầu đã bị lấy trộm trực tiếp từ tài khoản iCloud của các nạn nhân và tung lên mạng. Kẻ tấn công không bẻ khóa iTunes mà dùng các phương thức khác để lấy trộm email/mật khẩu và truy cập vào tài khoản của nạn nhân - một dạng tấn công có thể được phòng tránh thông qua Xác thực 2 yếu tố (2FA).Lo ngại về ảnh hưởng của scandal này, Apple liên tục đưa ra lời giải thích cho người dùng về chính sách bảo mật và riêng tư của công ty cho người dùng trong hàng tuần sau đó.Công ty của Tim Cook cam kết với khách hàng dữ liệu của của họ sẽ được bảo vệ an toàn khỏi các tin tặc cũng như các chương trình gián điệp, đồng thời khuyến khích người dùng sử dụng chế độ xác thực 2 yếu tố đã được cải tiến.


Tuy nhiên,đến nay dù Apple vẫn cảnh báo người dùng khi sử dụng Apple ID trên các thiết bị lạ,cách thực hiện của Apple vẫn chưa đủ an toàn để bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng một cách toàn diện.Theo cây viết Dani Grant của trang Medium.com,dù chế độ xác thực 2 yếu tố có an toàn đến mấy đi chăng nữa,Apple vẫn đang không áp dụng chế độ này lên toàn bộ các thành phần của tài khoản Apple ID.


Cụ thể hơn, miễn là một ai đó có quyền truy cập vào tài khoản Apple ID của bạn (sử dụng địa chỉ email và mật khẩu chính xác),người đó sẽ luôn truy cập được vào các thông tin của bạn trên iMessage,FaceTime hay trang web Apple.com.Hệ thống của Apple không phải lúc nào cũng sẽ gửi đi các tin nhắn/email cảnh báo về các hoạt động truy cập bất thường này.Tồi tệ hơn, việc đăng nhập vào các dịch vụ này là hoàn toàn có thể thực hiện được trên tài khoản đã kích hoạt chế độ xác thực 2 yếu tố: các dịch vụ của Apple không hề đưa ra yêu cầu nhập mã xác thực thứ 2.




Khi đã kích hoạt 2FA, quá trình đăng nhập vào iTunes trên thiết bị lạ vẫn không khác gì khi chưa kích hoạt




Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên App Store


Dani Grant đã đăng nhập thành công vào iMessage, FaceTime, iTunes, App Store và Apple.com mà không bị yêu cầu mã xác thực 2 yếu tố. Chỉ riêng FaceTime được mặc định áp dụng tính năng này trên hệ thống của Apple.


Nếu có thể dễ dàng truy cập vào các dịch vụ này, kẻ xấu có thể xem được chi tiết các tin nhắn iMessage và lịch sử FaceTime, truy cập vào các dữ liệu cá nhân lưu trữ trên iTunes và xem toàn bộ lịch sử mua bán ứng dụng. Các thông tin này có thể bao gồm cả những dữ liệu nhạy cảm mà bạn không muốn công khai.


Nói cách khác, chỉ cần một bên thứ ba lấy được thông tin Apple ID của bạn, đối tượng này hoàn toàn có thể lấy được các dữ liệu cá nhân nhạy cảm mà bạn lưu trữ trên các dịch vụ của Apple.Trong khi 2FA trên Apple ID vẫn có thể bảo vệ tài khoản khỏi các trường hợp nguy hiểm hơn (ví dụ như thay đổi mật khẩu, truy cập vào iCloud hoặc thực hiện mua ứng dụng/nội dung iTunes), rõ ràng công ty của Tim Cook vẫn không thể giải quyết triệt để các vấn đề bảo mật căn bản cho các dịch vụ dữ liệu của mình.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: