Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

5 điều Steve Jobs nói 'không' mà Apple ‘vẫn cứ làm’

5 điều Steve Jobs nói 'không' mà Apple ‘vẫn cứ làm’

Kể từ khi Jobs mất vào năm 2011, Apple đã dần dần thay đổi một vài tư tưởng của Jobs và làm những điều mà ông từng nói là không bao giờ được làm.


cố chủ tịch của Apple - Steve Jobs


Steve Jobs khét tiếng là người áp đặt các ý tưởng mang tính cá nhân về những gì sẽ tạo nên tính tuyệt vời của những sản phẩm Apple.


Apple đã luôn tuân theo phong cách lãnh đạo như vậy mặc cho rất nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, kể từ khi Jobs mất vào năm 2011, Apple đã dần dần thay đổi một vài tư tưởng của Jobs và làm những điều mà ông từng nói là không bao giờ được làm.


Bút cảm ứng


Tuần này, một chuyên gia về Apple cho rằng chiếc iPad sắp tới của Apple sẽ đi kèm với chiếc bút cảm ứng.


Trong khi đó, Steve Jobs đã từng chia sẻ về việc ông cực kỳ ghét bút cảm ứng. Trong năm 2007, khi giới thiệu iPhone tại Hội nghị Macworld ở San Francisco, ông đã “đá đểu” những chiếc điện thoại thông minh khác vốn đi kèm bút cảm ứng.


Ai muốn một chiếc bút cảm ứng chứ? Bạn phải mang nó theo, cầm nó, không ai muốn một chiếc bút cảm ứng cả. Đừng sử dụng nó”.


Ngoài ra, một trong những điều đầu tiên Jobs làm khi quay lại Apple vào năm 1997 là bỏ Newton, một thiết bị giống máy tính bảng sử dụng bút cảm ứng. “Chúa đã cho chúng ta 10 chiếc bút cảm ứng (ý chỉ 10 ngón tay). Đừng sáng tạo ra thêm một cái nữa”, ông nói.


Máy tính bảng cỡ nhỏ


Cũng trong tháng 10/2010, Steve Jobs chế giễu làn sóng của những chiếc máy tính bảng cỡ nhỏ đang tràn ngập trên thị trường. Jobs nói rằng iPad có màn hình 10 inch là kích thước tối thiểu để tạo ra những ứng dụng tuyệt vời.


Ông nói: "Kích thước màn hình được đo bằng đường chéo, vì vậy chiếc 7 inch chỉ lớn bằng 45% so với chiếc 10 inch mà thôi. Theo tôi, kích thước đó không tối ưu để tạo nên những ứng dụng máy tính bảng".


Trừ khi “người dùng có thể giảm kích thước ngón tay của họ xuống 1/4 so với bình thường” bởi vì “có khoảng cách giới hạn để bạn đặt những yếu tố vật lý lên một màn hình cảm ứng, bằng không người dùng sẽ chẳng thể chạm, kéo và thả một cách thoải mái”.


Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi Steve Jobs qua đời, Apple đã giới thiệu chiếc iPad mini đầu tiên trở thành thiết bị bán chạy nhất trong số những sản phẩm iPad của hãng.


Điện thoại cỡ lớn


Trong khoảng thời gian ra mắt iPhone 4 vào năm 2010, Steve Jobs đã thẳng thắn chế nhạo những chiếc điện thoại màn hình cỡ lớn.


Khi một phóng viên hỏi liệu Apple có xem xét đến việc sản xuất một chiếc điện thoại iPhone cỡ lớn hay không thì Jobs đã ngay lập tức chế giễu ý tưởng này. “Bạn không thể sử dụng một bàn tay để nắm trọn chiếc điện thoại, sẽ chẳng ai mua nó cả”.


Apple cuối cùng đã cho ra mắt chiếc điện thoại iPhone 5 với màn hình lớn hơn 1 năm sau khi Jobs mất và thậm chí, tháng 9/2014 hãng này còn tiếp tục ra mắt chiếc iPhone 6 và 6 Plus với màn hình cỡ lớn hơn nữa.


Phần mềm thiết kế giống cuộc sống thực


Steve Jobs luôn muốn phần mềm của iPhone giả cuộc sống thật. Ví dụ là ứng dụng mail của Apple có phông nền giống vải lanh, iBookstore có thiết kế những kệ sách gỗ…


Một năm sau khi Job qua đời, Apple sa thải Scott Forstall – giám đốc phần mềm vốn là người được Steve Jobs rất cưng chiều và giới thiệu hệ điều hành IOS7 với rất nhiều vật thể giống cuộc sống thực.


Làm từ thiện


Một trong những điều đầu tiên Jobs làm vào năm 1997 sau khi quay trở lại Apple là chấm dứt các chương trình từ thiện mà Apple đang tham gia. Ông đưa ra lý do là thời điểm này Apple đang gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, thậm chí sau này công ty đã “giàu có” trở lại, Jobs vẫn không cho phục hồi bất kỳ chương trình từ thiện nào.


Trong khi đó, khi Tim Cook nắm vị trí CEO vào năm 2011, một trong những hành động đầu tiên của ông là khởi động lại các chương trình từ thiện.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: