Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

VTC sẽ chuyên kinh doanh dịch vụ nội dung số

VTC sẽ chuyên kinh doanh dịch vụ nội dung số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định, sau khi tách Đài VTC trở thành đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, Tổng công ty VTC sẽ là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số.


VTC sẽ chuyên kinh doanh dịch vụ nội dung số

Sau khi Đài VTC chuyển về Bộ TT&TT từ đầu năm 2014,

Tổng công ty VTC sẽ chuyên kinh doanh dịch vụ nội dung số.


Phát biểu chỉ đạo tại Giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 11/2013 tổ chức tại Hà Nội vào sáng 5/12, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện nay các tổ công tác đã hoàn thiện hai đề án chuyển Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (trực thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) và Cục Bưu điện Trung ương (trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT) về thành hai đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT. Dự kiến, Bộ TT&TT sẽ phê duyệt hai đề án này vào trung tuần tháng 12.


Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, sau khi tách Đài VTC về Bộ TT&TT theo phê duyệt của Chính phủ thì Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC sẽ là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực nội dung số. Việc tách Đài VTC về Bộ TT&TT cũng là dịp đánh giá lại tình hình hoạt động của VTC sau một năm thực hiện tái cơ cấu.


Hồi đầu năm 2013, Bộ TT&TT đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm đảm bảo Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính: lĩnh vực truyền thông, kinh tế truyền thông, công nghiệp nội dung số; dịch vụ truyền hình và nội dung đa phương tiện, cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng. Mục tiêu phát triển Tổng công ty VTC trong giai đoạn tới là trở thành nhà cung cấp dịch vụ nội dung số, dịch vụ truyền hình hàng đầu Việt Nam.


Theo Đề án, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC là cơ quan báo chí do Bộ TT&TT chủ quản, đặt trực thuộc Tổng công ty VTC. Đài hoạt động theo cơ chế sự nghiệp đặc thù do Bộ TT&TT quy định. Vào thời điểm đó, Tổng công ty VTC xác định: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài VTC) được xác định là cốt lõi và nền tảng phát triển của Tổng công ty. Các công ty mũi nhọn và nòng cốt được gắn kết với nhau theo chiến lược của từng nhóm ngành và theo chiến lược tổng thể của VTC trong "Chuỗi giá trị VTC", với hạt nhân là Đài VTC. Bên cạnh đó, VTC sẽ tập trung cho công nghiệp nội dung số và đẩy mạnh dịch vụ truyền hình, phát huy các thế mạnh sở trường và tận dụng cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng sức mạnh, hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo vai trò của một Tổng công ty nhà nước.


Sau một năm triển khai Đề án tái cơ cấu, VTC đã chính thức chấm dứt thời kỳ thua lỗ kéo dài từ năm 2010 đến năm 2012. Theo ông Nguyễn Khả Dân – Bí thư Đảng ủy Tổng công ty VTC: Năm 2013, toàn Tổng công ty VTC đạt doanh thu khoảng trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 30 tỷ đồng. Tuy con số lợi nhuận còn nhỏ bé nhưng lại rất có ý nghĩa với một đơn vị đang bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp. Điều này cũng thể hiện Đề án tái cơ cấu Tổng công ty VTC đang đi đúng hướng.


Tuy nhiên với việc tách Đài VTC về Bộ TT&TT từ năm 2014, nhiều khả năng lãnh đạo VTC một lần nữa phải định hướng lại chiến lược phát triển của VTC trong thời gian tới.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: