Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Xu hướng công nghệ 2013 trong mắt các CEO

Xu hướng công nghệ 2013 trong mắt các CEO

Giữa kỷ nguyên công nghệ ngày nay, xu hướng công nghệ phát triển như thế nào luôn được hầu hết giới doanh nhân toàn thế giới quan tâm.


Xu hướng công nghệ 2013 trong mắt các CEO
Điện toán đám mây đang là xu hướng công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp


Nhân dịp năm 2013 sắp khép lại, tạp chí Forbes ngày 25.12 dẫn lời các tổng giám đốc (CEO) của một số doanh nghiệp nổi tiếng thế giới chia sẻ về xu hướng công nghệ năm qua. Đây chính là những ý kiến giá trị để các nhà quản lý có thể tham khảo áp dụng vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng và tìm kiếm cơ hội.


Marcus Nelson (CEO của Addvocate): Năm nay, điện toán đám mây đã hạ nốc ao điện toán truyền thống. Điều này khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức tiếp cận mạng xã hội, kết nối giữa nhân viên với khách hàng, cũng như sự giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua các ứng dụng dùng trên thiết bị di động.


John Roescher (CEO của Handsome): Các khách hàng doanh nghiệp giờ đây cũng mong muốn có được trải nghiệm công nghệ số trong công cụ làm việc của họ, giống như những ứng dụng giải trí hay ứng dụng cá nhân. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các trang mạng di động lẫn thiết bị di động để hạ bệ các hệ thống cố định hiện hữu. Năm 2013, chúng ta đã chứng kiến nhiều thương hiệu hướng đến những trải nghiệm sáng tạo trên tất cả các loại thiết bị ở mọi thời điểm.


Davy Kestens (CEO của Sparkcentral): Một trong những xu hướng công nghệ nổi lên trên thế giới là việc giúp đáp ứng các “siêu tiện ích” mà khách hàng mong muốn. Năm nay, Amazon đã giới thiệu cách thức giao hàng bằng thiết bị bay không người lái, giúp rút ngắn thời gian giao hàng từ 2 ngày xuống có thể chỉ còn vài giờ.


James C.Foster Kestens (CEO của ZeroFOX): Phần mềm cài đặt truyền thống đã chính thức bị khai tử. Các doanh nghiệp giờ đây mong muốn và có nhu cầu đối với các giải pháp điện toán đám mây để họ có thể vừa tiết kiệm thời gian thiết lập, vừa tiết giảm chi phí đầu tư.


Jim McCarthy (CEO của Goldstar): Truyền thông mạng xã hội đang thay đổi khi được phân tán và cá nhân hóa. Năm 2013, sự thay đổi này đã thực sự diễn ra. Trong tương lai, con người sẽ dùng nhiều nền tảng hơn, sử dụng có tính chất riêng tư hơn, hầu như giống như chúng ta sử dụng email, nhưng chuyển đổi sang các nền tảng nhanh hơn.


Louis Jonckheere (CEO của Showpad): 2013 là năm mà tính di động của doanh nghiệp cất cánh. Thiết bị di động không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng mà cả nhân viên của mình. Các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều khám phá những cơ hội đầy giá trị để tăng cường hiệu quả bán hàng cũng như cơ cấu dịch vụ thông qua nội dung và công cụ di động. Sự liên kết “một chạm” không giới hạn giữa tiếp thị, khách hàng và cơ cấu lĩnh vực giúp tăng năng suất, lợi nhuận trong khi thương hiệu được hứa hẹn sẽ phát triển mạnh hơn. Thực sự, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho nhân viên đủ khả năng làm việc trong một thế giới di động tiến bộ và phức tạp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: