Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Chuẩn bị tổng lực ứng phó với tấn công DDoS năm 2014

Chuẩn bị tổng lực ứng phó với tấn công DDoS năm 2014

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận định năm 2014, nguy cơ hacker tấn công theo phương thức từ chối dịch vụ (DDoS) là không thể loại trừ.


Chuẩn bị tổng lực ứng phó với tấn công DDoS năm 2014


Bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay (26/12), ông Khánh khẳng định Việt Nam phải chuẩn bị tổng lực cả về chính sách, biện pháp kỹ thuật, tổ chức để đối phó với nguy cơ DDoS.


Còn nhớ, năm 2012, hàng loạt các tờ báo lớn trong nước như Tuoitre, VietNamNet, Dantri bị tấn công với cường độ cao, khiến các website này bị tê liệt.


Tác vụ thông thường mà các botnet thực hiện bao gồm gửi thư rác hàng loạt, tấn công DDoS và gián điệp thông tin cá nhân hàng loạt.


Mới đây, ông Khánh từng cho biết có ít nhất khoảng 500.000-1.000.000 máy tính tại Việt Nam đang bị lây nhiễm mã độc và nằm trong các mạng botnet toàn cầu.


Báo cáo mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam công bố ngày 26/12 cũng chỉ ra rằng, ngoài máy tính, thiết bị di động cũng là một công cụ đắc lực.


Các botnet di động thực sự mang đến một lợi thế đáng kể bởi điện thoại di động, máy tính bảng hiếm khi bị tắt nguồn, khiến botnet đáng tin cậy hơn vì hầu hết các truy cập luôn có sẵn và sẵn sàng đợi chỉ dẫn mới của hacker.


Ngoài ra, các hoạt động tấn công không đòi hỏi hiệu suất và được thực hiện dễ dàng trên smartphone,” báo cáo của Kaspersky cho biết.


Hãng bảo mật này đưa ra hai cái tên botnet MTK và Opfake và khẳng định đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy các botnet di động là sự thực hành thường xuyên, phục vụ mục đích lợi nhuận tài chính của hacker.


Nhận định tình hình ứng cứu tại Việt Nam, ông Khánh cho hay, hiện tại, mạng lưới điều phối sự cố máy tính khẩn cấp của Việt Nam đã liên kết được hơn 100 đơn vị thành viên, bao gồm các nhà cung cấp Internet, đơn vị quản lý.


Mạng lưới này thường xuyên chia sẻ thông tin, diễn tập phòng chống các mạng máy tính ma (botnet), tấn công DDoS .


Những nỗ lực trên là cơ sở quan trọng phát hiện sớm dấu hiệu của các vụ tấn công, đóng ngắt kịp thời những địa chỉ tấn công.


Ngoài ra, VNCERT cũng tích cực phối hợp cùng các Trung tâm ứng cứu sự cố khẩn cấp của các quốc gia khác để chống lại những vụ tấn công xuyên biên giới.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: