Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Google nên cẩn thận hơn khi sản xuất smartphone

Google nên cẩn thận hơn khi sản xuất smartphone

Nếu một sản phẩm cần được cải tiến, không cách nào dễ hơn là tham khảo ý kiến khách hàng, xem họ cần gì, vấn đề gặp phải với sản phẩm đang sở hữu. Nếu nhà sản xuất không có biện pháp nào để khắc phục điểm chưa tốt trên sản phẩm đã bán ra, khách hàng liệu có hài lòng?


Khi nói đến smartphone, mọi người hay nghĩ việc được cập nhật phần mềm thường xuyên là đủ khi cần sửa lỗi, cải tiến, nâng cao trải nghiệm sử dụng. Nhưng liệu bạn có để ý rằng chẳng mấy khi các hãng quan tâm đến việc sửa lỗi… phần cứng.


Khi Nexus 4 xuât hiện, có nhiều lời than phiền về mặt kính phía sau rất dễ trầy xước. Google quyết định sửa lại thiết kế cho đợt hàng sau đó để tránh tình trạng này. Khách hàng mua Nexus 4 đợt sau không còn gặp phải tình trạng nêu trên nhưng những người đã mua đợt hàng đầu bị bỏ quên.


Mới đây Nexus 5 cũng gặp phải tình trạng tương tự. Người dùng than phiền về chất lượng loa ngoài trên Nexus 5 đợt hàng đầu, Google quyết định khoan những lỗ lớn hơn cho loa ngoài. Một lần nữa, công ty chọn giải pháp làm hài lòng khách hàng mới dựa trên “kinh nghiệm” của khách hàng cũ, khách hàng cũ vẫn bị bỏ quên.


Google nên cẩn thận hơn khi sản xuất smartphone

Loa ngoài Nexus 5 mới (trên) và cũ (dưới)


Điều này có công bằng? Không phủ nhận rằng khó có sản phẩm nào hoàn hảo, nỗ lực sửa sai của nhà sản xuất cũng rất đáng ghi nhận. Nhưng những ví dụ trên chỉ ra rằng nhiều lỗi khá “ngớ ngẩn” như vậy lẽ ra có thể được ngăn ngừa.


Quá trình kiểm tra sản phẩm?


Trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, Steve Jobs giải thích tại sao ông không ủng hộ phím vật lí: “Chuyện gì xảy ra nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời trong 6 tháng tới? Bạn không thể thêm một phím bấm lên thiết bị vì chúng đã được bán đi rồi”.


Các ví dụ bên trên có thể hơi khác môt chút, chúng đến từ khâu thiết kế. Nhưng rõ ràng nếu Google cẩn thận hơn trong khâu kiểm định chất lượng, mặt kính dễ trầy hay lỗ khoan nhỏ khiến loa ngoài kém là những chỗ dễ phát hiện. Không có nhà sản xuất nào chào bán smartphone cấu hình tốt mà giá rẻ như Google, nhưng như vậy không có nghĩa là họ (hay một công ty bất kì nào) được phép lơ là khâu kiểm định.


Google nên cẩn thận hơn khi sản xuất smartphone

Vỏ Nexus 4 bị lỗi


Với những fan trung thành nhất, dành dụm tiền bạc để “ủng hộ” sản phẩm yêu thích, những lỗi nho nhỏ này đã làm giảm đi phần nào niềm vui tận hưởng sản phẩm mong ước.


Ý kiến trái chiều


Chắc hẳn sẽ có nhiều người không đồng ý với quan điểm được đưa ra từ đầu đến giờ. “Tiền nào của đó và với cái giá khiêm tốn hơn thì chất lượng sản phẩm như vậy cũng đã là tốt rồi!”.


Google nên cẩn thận hơn khi sản xuất smartphone

Camera của Nexus không được đánh giá cao


Vậy giả sử nếu giá bán đắt hơn đôi chút kèm theo chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao hơn, khách hàng có cân nhắc dòng máy Nexus khi đặt cạnh các siêu phẩm khác?


Kết


Nếu không muốn mua sản phẩm, ngay từ đầu người dùng đã không rút hầu bao. Vậy thì có phải việc chi thêm một ít để sở hữu một sản phẩm hoàn thiện hơn là việc nên làm.


Tiền không phải là tất cả, rẻ mà tốt thì mới… tốt. Hi vọng Google hiểu rõ điều này khi họ kiểm định Nexus 6 trước khi xếp chúng lên kệ hàng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: