Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nhà đồng sáng lập BlackBerry bán tháo cổ phiếu

Nhà đồng sáng lập BlackBerry bán tháo cổ phiếu

Sau “làn sóng tháo chạy” khỏi công ty của các lãnh đạo cao cấp, có vẻ như đến lượt những nhân vật thân tín nhất của BlackBerry đang tìm cách rút khỏi công ty đang trên bờ vực này.


Mới đây nhà đồng sáng lập của BlackBerry, Mike Lazaridis, đã rao bán 3,5 triệu cổ phiếu của công ty mà mình đang nắm giữ, thu về số tiền mặt 26,5 triệu USD. Quá trình giao dịch được thực hiện ở 2 giai đoạn, giai đoạn đầu Lazaridis đã bán đi 3,17 triệu cổ phiếu với giá trung bình 7,55USD/cổ phiếu và giai đoạn thứ 2 bán tiếp 33.107 cổ phiếu với giá trung bình 7,63USD/cổ phiếu.


Sau khi bán đi 3,5 triệu cổ phiếu, hiện Lazaridis chỉ còn nắm giữ 4,99% cổ phần tại BlackBerry thay vì mức 5,68% cổ phần như trước đây.


Nhà đồng sáng lập BlackBerry bán tháo cổ phiếu

Nhà đồng sáng lập đang tìm cách rút lui khỏi “con tàu đắm” BlackBerry?


Động thái bán tháo cổ phiếu của Mike Lazaridis được xem là khá bất ngờ khi hồi cuối tháng 9 vừa qua, Lazaridis cùng với nhà đồng sáng lập còn lại của BlackBerry , Doug Fregins, đã dự định mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư khác để nắm lại quyền sở hữu công ty mà 2 người đã thành lập. Tuy nhiên kế hoạch này sau đó đã không thành công khi BlackBerry dự định “bán mình” cho quỹ tài chính Fairfax Financial với giá 4,7 tỷ USD. Cuối cùng thương vụ “bán mình” của BlackBerry cũng không thành hiện thực và cuối cùng Fairfax Financial chấp nhận đầu tư 1 tỷ USD vào BlackBerry thay vì mua đứt công ty này.


Hiện tương lai của BlackBerry vẫn đang rất bấp bênh. Hồi cuối tuần trước hãng điện thoại Canada đã báo cáo kết quả tài chính quý III/2014 (theo lịch tài khóa của công ty) với khoản lỗ lên đến 4,4 tỷ USD, một khoản thua lỗ khổng lồ, mà phần lớn trong số đó được sử dụng để tái cấu trúc công ty.


Bên cạnh đó, việc nhà đồng sáng lập của BlackBerry bán đi lượng lớn cổ phiếu công ty “con đẻ” của mình một lần nữa làm giấy lên những nghi ngờ về tương lai và khả năng phục hồi của BlackBerry.


Mike Lazaridis là người đã cùng Douglas Fregin thành lập nên công ty Research in Motion (RIM, tên cũ của BlackBerry) vào năm 1984 khi cả 2 vẫn đang còn là sinh viên. Mike Lazaridis đã nắm giữ chiếc ghế CEO tại BlackBerry từ năm 1984 cho đến tận năm 2012, trước khi nhường lại cho Thorstein Heins, CEO vừa từ chức hồi tháng 11 vừa qua. Hiện Lazaridis vẫn đang là phó chủ tịch tại BlackBerry.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: