Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Giới chức Đức cấm dùng iPhone sau bê bối nghe lén điện thoại

Giới chức Đức cấm dùng iPhone sau bê bối nghe lén điện thoại

Hai đảng lớn của Đức đồng ý với biện pháp duy trì an toàn liên lạc nội bộ, theo đó mọi chính trị gia đều phải dùng điện thoại mã hóa, đồng nghĩa với việc loại bỏ iPhone.


Hôm thứ Năm (21/11), hai đảng Dân chủ Tự do (CDU) và Dân chủ Xã hội (SPD) Đức ra nguyên tắc “khẩn cấp” về điện thoại di động cho Thủ tướng và các quan chức cấp cao. Các đảng đang trong cuộc đàm phán tổ chức chính phủ mới của Đức.


Theo nguyên tắc này, chính trị gia Đức chỉ được thực hiện cuộc gọi trên điện thoại đã mã hóa, đồng nghĩa với những điện thoại chưa được bảo vệ sẽ bị loại trừ. Như vậy, iPhone của Apple cũng không được phép sử dụng trong liên lạc chính thức.


Giới chức Đức cấm dùng iPhone sau bê bối nghe lén điện thoại

Thủ tướng Đức đang sử dụng mẫu BlackBerry Z10 trang bị hệ thống mã hóa.


Báo cáo từ chính phủ viết: “Cấu trúc liên lạc và hội thoại của chúng ta phải an toàn hơn”, tiếp theo các tin tức cuối tháng 10 năm nay về việc Thủ tướng Angela Merkel bị tình báo Mỹ nghe lén điện thoại, đại sứ quán Anh và Mỹ tại Berlin (Đức) bị cáo buộc xây dựng trạm nghe lén trên nóc nhà.


Văn phòng Liên bang về An toàn thông tin (BSI) đã thảo luận với lãnh đạo về vấn đề này và điện thoại chỉ nên được sử dụng nếu được BSI phê duyệt. Phần mềm của BSI không tương thích với iPhone nên sản phẩm từ Apple sẽ bắt đầu bị loại khỏi quốc hội Đức. Truyền thông Đức cho hay điện thoại của bà Merkel bị theo dõi từ năm 2002, ba năm trước khi bà trở thành Thủ tướng.


Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ ngừng gián điệp bà Merkel sau khi Nhà Trắng biết về chuyện này. Giám đốc tình báo Đức đã di chuyển tới Washington sau khi vụ bê bối bị tiết lộ nhằm có được câu trả lời từ quan chức an ninh Mỹ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: