Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

WhatsApp lấn át Facebook Messenger

WhatsApp lấn át Facebook Messenger

Facebook có thể là mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới, nhưng ứng dụng nhắn tin của mạng này lại không được ưa chuộng bằng nhiều ứng dụng OTT độc lập như WhatsApp hay WeChat.


WhatsApp lấn át Facebook Messenger


Một cuộc thăm dò mới đây do On Device Research tiến hành tại 4 quốc gia đại diện cho 4 khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy, WeChat vẫn thống trị quê nhà Trung Quốc một cách áp đảo với 93% số người được hỏi sử dụng ứng dụng này hàng tuần. Ai đó có thể phản biện rằng do Facebook bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009 nên Facebook Messenger mới bị thất thế, nhưng sự thật là tại Brazil, Indonesia hay Nam Phi, những quốc gia mà Facebook hoàn toàn "tự do tung hoành" thì WhatsApp mới là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất. Đáng buồn hơn, nếu như ở Nam Phi và Brazil, Facebook Messenger vẫn cố gắng xoay xở được vị trí Á quân thì tại Indonesia, đại diện cho khu vực Đông Nam Á, ứng dụng này thậm chí không lọt nổi vào Top 3.


Ngay tại Mỹ, sân nhà của Facebook thì WhatsApp cũng đã bắt đầu thách thức Facebook Messenger, nhất là trong khối người dùng từ 16-24 tuổi. Một điểm đáng lưu ý là Snapchat, ứng dụng chia sẻ ảnh "nhạy cảm" đã hút hồn được 20% người dùng Mỹ, dù cho quy mô phủ sóng toàn cầu của nó vẫn còn khá hẹp. Số lượng ảnh chia sẻ trên Snapchat cũng đã cán mốc 400 triệu ảnh mỗi ngày, qua mặt cả Facebook, On Device tiết lộ.


Tuy vậy, vị trí thống trị của các ứng dụng nhắn tin kiểu này khá mong manh, khi hầu hết người dùng smartphone đều cài đặt nhiều công cụ messenging cùng lúc. 58% chia sẻ rằng việc sở hữu nhiều ứng dụng là cần thiết, bởi bạn bè họ dùng nhiều ứng dụng khác nhau, hơn nữa có những ứng dụng sở hữu các tính năng độc mà đối thủ không có.


Một phát hiện bất ngờ nữa của cuộc thăm dò là ứng dụng BlackBerry Messenger được ứng dụng khá nhanh trên các thiết bị Android và iPhone, dù chỉ mới đáp xuống iTunes Store và Google Play từ tháng 9. Hiện tại, BBM đang là ứng dụng nhắn tin phổ biến thứ 2 tại Indonesia và thứ 3 tại Nam Phi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: