Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Châu Âu dọa hủy “giao kèo” với Mỹ vì NSA

Châu Âu dọa hủy “giao kèo” với Mỹ vì NSA

Ủy viên Tư pháp châu Âu Viviane Reding “dọa” tạm dừng các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu giữa Mỹ và châu Âu nếu Mỹ không “kìm cương” NSA.


Châu Âu dọa hủy “giao kèo” với Mỹ vì NSA


Các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu giữa hai bên bao gồm cả thông tin về khủng bố, dữ liệu thương mại giữa các công ty Mỹ và châu Âu, dữ liệu về hành khách trên chuyến bay qua Đại Tây Dương. Lời đe dọa của bà Reding không chỉ vì công dân châu Âu đang bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi bất hợp pháp mà còn vì họ chưa có biện pháp pháp lí nào để chấn chỉnh lại bất kì hành vi xâm phạm quyền của mình.


NSA và chương trình gián điệp phi pháp nhanh chóng trở thành kẻ thù số 1 đối với hình ảnh và chỗ đứng của NSA trên trường quốc tế. Nó cũng khiến các doanh nghiệp Mỹ như Google, Facebook, Microsoft gặp khó khăn trong việc kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Ủy ban của bà Reding đang thảo các luật mới áp dụng cho những công ty Mỹ để đảm bảo dữ liệu tại châu Âu không bị chuyển sang Mỹ khi chưa được sự đồng thuận và tình báo Mỹ không được tiếp cận các dữ liệu này.


Điều đó chắc chắn gây bất lợi cho các hãng như Facebook khi không thể kết hợp dữ liệu giữa người dùng Mỹ và người dùng quốc tế. Ví dụ, một cập nhật trạng thái (status) của người dùng Pháp nếu xuất hiện trên dòng tin mới (newsfeed) của người dùng tại Mỹ cũng bị xem là chuyển dữ liệu từ châu Âu sang Mỹ.


Có một cách để Mỹ giải quyết vấn đề này và để duy trì vai trò của châu Âu trong các hoạt động chống khủng bố của Mỹ, đó chính là Mỹ phải làm sáng tỏ mọi chuyện liên quan đến NSA. Tuy nhiên, đây có thể là thứ chính quyền Mỹ không muốn tuân theo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: