Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi

Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi

Cho rằng chiếc TV của mình chưa được thông minh, Carnivore, thành viên quản trị diễn đàn Droidbuild đã quyết định “lên đời” nhờ bo mạch chủ tý hon Raspberry Pi và sự sáng tạo của mình.


Toàn bộ quá trình “lên đời” một chiếc Smart TV 40” Hisense của Carnivore được chia làm 2 giai đoạn chính với nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Thành phần chủ yếu để “độ” lại chiếc smart TV này chính là bo mạch chủ Raspberry Pi model B được tích hợp sẵn 2 cổng USB, cổng Ethernet và cài đặt hệ điều hành Raspbmc.


Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi

Chiếc TV 40" khởi động với biểu tượng của hệ điều hành Raspbmc. Ảnh: Droidbuild.


Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Carnivore sử dụng nguồn điện 5V DC (500 mA) từ cổng USB sẵn có trên bo mạch TV để cấp nguồn cho bo mạch chủ tý hon. Tuy nhiên, ngay sau khi chạy thử thành công, anh đã sớm phát hiện ra rằng bo mạch chủ sẽ mất điện một khi tắt TV và điều này có thể làm hư hỏng các dữ liệu lưu trên thẻ nhớ. Vì thế, anh đã quyết định dò tìm trên bo mạch chính của TV một đường điện 5V DC không hề “tắt” khác, trừ khi tháo phích điện TV ra khỏi ổ.


Ngoài thành phần chính là bo mạch Raspberry Pi model B, Carnivore còn sử dụng bộ nhận sóng tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT để có thể điều khiển TV từ xa, máy in 3D để chế tạo mặt nạ cho các cổng giao tiếp chính của bo mạch chủ trông khá thẩm mỹ.


Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi

Bo mạch bên trong chiếc TV 40" của Carnivore.


Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi

Bo mạch chủ Raspberry Pi khi thử nghiệm chạy nguồn điện từ cổng USB đã có thể hoạt động bình thường.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: