Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Stephen Elop không còn “cửa” làm CEO Microsoft

Stephen Elop không còn “cửa” làm CEO Microsoft

Microsoft đang rất muốn đưa Alan Mulally, CEO đương nhiệm của hãng xe Ford lên chiếc ghế CEO của mình, thay vì cựu CEO Stephen Elop của Nokia như những dự đoán trước đây.


Sau thương vụ thành công với Nokia và Stephen Elop được đưa trở lại Microsoft làm việc (Stephen Elop từng là giám đốc tại Microsoft trước khi làm CEO tại Nokia), nhiều người tin chắc rằng Stephen Elop sẽ là ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế CEO của Microsoft, tuy nhiên có vẻ như hội đồng quản trị của Microsoft đã suy nghĩ lại.


Theo một nguồn tin giấu tên từ nội bộ Microsoft tiết lộ, hiện hội đồng quản trị của “gã khổng lồ phần mềm” đang rất muốn đưa CEO Alan Mullaly về điều hành tại công ty. Trở ngại lớn nhất chính là phía Ford không muốn mất đi vị “nguyên soái” của mình. Nếu sự lựa chọn Mullaly bất thành, cái tên thứ 2 được hội đồng quản trị Microsoft ưng ý nhất là Satya Nadella, Phó chủ tịch phụ trách Đám mây và doanh nghiệp tại Microsoft.


Stephen Elop không còn “cửa” làm CEO Microsoft

Alan Mullaly, Chủ tịch kiêm CEO của hãng xe Ford đang được xem là ứng viên sáng giá nhất cho chiếc ghế CEO tại Microsoft.


Trong khi đó, 2 ứng viên khác từng được đánh giá rất cao về khả năng ngồi vào chiếc ghế CEO của Microsoft, bao gồm Stephen Elop (cựu CEO của Nokia) và Tony Bates (Phó chủ tịch phát triển doanh nghiệp và chiến lược của Microsoft) hiện đang ít có cơ hội được hội đồng quản trị của Microsoft lựa chọn, nguồn tin giấu tên này tiết lộ.


Nguồn tin trên cũng cho biết Microsoft đang rất tích cực và muốn nhanh chóng tìm được người để thay thế CEO Steve Ballmer của công ty, người hồi tháng 8 vừa qua đã tuyên bố sẽ nghỉ hưu trong vòng 12 tháng tới.


Phát ngôn viên của Microsoft từ chối đưa ra bình luận về tin đồn, trong khi đó phát ngôn viên của Nokia (nơi mà Stephen Elop vẫn đang còn làm việc trước khi chuyển sang Microsoft vào đầu năm sau) cũng không đưa ra bình luận gì.


Trong khi đó phía hãng xe Ford đã nhanh chóng dập tắt tin đồn và khẳng định CEO của mình sẽ không chuyển sang làm việc tại Microsoft. Đây được xem là một trở ngại lớn nếu Microsoft muốn đưa Alan Mullaly về công ty mình.


Vẫn không có sự thay đổi nào như thông báo được đưa ra trước đây. Alan vẫn tiếp tục tập trung vào việc điều hành các chiến lược phát triển của Ford. Chúng tôi không bàn luận về các tin đồn”, phát ngôn viên của Ford cho biết.


Theo đánh giá của các nhà phân tích, CEO kế nhiệm của Microsoft sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.


Hiện Microsoft đang bị suy giảm vị thế của mình trên thị trường phần mềm, nhất là trong bối cảnh thị trường máy tính cá nhân, thị trường kinh doanh cốt lõi của Microsoft, đang có sự sụt giảm nghiêm trọng. Microsoft đang chuyển chiến lược để tập trung hơn vào thị trường phần cứng và dịch vụ trực tuyến để có thể cạnh tranh với các đối thủ như Apple và Google.


Hồi tuần trước cổ đông của Microsoft đã có buổi gặp mặt để bàn luận về kế hoạch tìm kiếm người thay thế Steve Ballmer. Phát biểu tại buổi gặp mặt, nhà sáng lập và hiện đang là chủ tịch của Microsoft, Bill Gates, cho biết công ty đã gặp mặt với nhiều ứng viên nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về danh sách các ứng viên cho chiếc ghế CEO của Microsoft. Bill Gates cũng đã nghẹn ngào và suýt bật khóc khi nói lời chia tay Steve Ballmer.


Theo một nguồn tin khác từ nội bộ Microsoft tiết lộ công ty đang muốn quyết định tìm ra CEO kế nhiệm ngay trong năm nay và sẽ đưa ra thông báo chính thức vào đầu năm sau.


Mặc dù có thời gian thành lập lên đến 38 năm (thành lập từ năm 1975) tuy nhiên cho đến nay Microsoft mới chỉ trải qua sự dẫn dắt của 2 vị CEO, đầu tiên là nhà sáng lập Bill Gates cho đến khi được Steve Ballmer thay thế từ năm 2000 cho đến nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN khi kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong doanh nghiệp nhưng thông thường ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” tức là khi có những vấn đề nảy sinh mới mời các Công ty Luật đến tư vấn để giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện do vậy thường để lại cho Doanh nghiệp những hậu quả khôn lường cho Doanh nghiệp. Trước đây trong các Công ty lớn của nhà nước hay các công ty nước ngoài tại Việt Nam có riêng một ban pháp chế hay phòng pháp Luật hay chí ít là một chuyên viên pháp lý để xem xét các vấn đề pháp lý hoặc liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, chi phí để duy trì một cơ cấu như vậy không phải là nhỏ chưa kể là chưa làm thỏa mãn hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Vì trên thực tế một luật sư không thể biết được hết tất cả các lĩnh vực để có thể tư vấn cho doanh nghiệp, do vậy vẫn cần phải sử dụng hoặc hợp tác với một công ty luật nào đó. Ngoài ra để duy trì một phòng pháp chế như thế thì chi phí không nhỏ. Khi ký Hợp đồng tư vấn pháp luật Thường xuyên doanh nghiệp không phải mất chi phí lương và chỗ làm việc cho một luật sư mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ văn phòng luật sư. Hơn nữa, một văn phòng luật sư thường có nhiều luật sư, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ hoàn hảo hơn. Với việc xác định phương hướng hoạt động của Công ty “Hong Duc & Partners - Luật của doanh nghiệp”, Công ty Hong Duc & Partners là doanh nghiệp hoạt động tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực doanh nghiệp khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện phương trâm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đó là việc các doanh nghiệp nên ký Hợp đồng tư vấn thường xuyên với một Công ty luật để được Tư vấn Pháp Luật Thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mình, phòng ngừa những rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp “mù luật”, không hiểu luật đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Share this: